Phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Như Phát, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế" cho rằng sau gần 20 năm nhận thức, tìm tòi, áp dụng, đến nay các yếu tố pháp quyền của Nhà nước Việt Nam đã được hình thành và phát triển.
Tại hội thảo "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" tổ chức ngày 8/4, ông Phát cho rằng những thành tựu đạt được mới chỉ ở mức độ xác định mô hình tổng thể về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chứ chưa có được cách thức tổ chức và phương thức vận hành một cách có hiệu quả.
Do đó, quá trình hình thành và phát triển Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đang đặt ra hàng loạt những vấn đề thuộc nội hàm chung của một trật tự nhà nước pháp quyền cần được giải đáp.
Theo ông Phát, những vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền và công dân trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho thấy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sẽ rất lâu dài và khó khăn.
Vì thế để rút ngắn quá trình này, Phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Trung Tín, Viện Nhà nước và Pháp luật cho rằng Việt Nam phải có chính sách phù hợp với các nguyên tắc nền tảng của chủ nghĩa Marx - nguyên tắc lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, hạ tầng kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng.
Để xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, phải đảm bảo để pháp luật và thực tiễn cuộc sống của Việt Nam phù hợp với các tiêu chí quốc tế tối thiểu về quyền con người.
Tại hội thảo, các nhà khoa học cũng tập trung thảo luận nhiều vấn đề liên quan tới lý luận và thực tiễn về tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam như thực trạng tổ chức và thực hiện quyền tư pháp, quyền hành pháp, phản biện xã hội đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; một số hạn chế, bất cập, nguyên nhân và giải pháp khắc phục về hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành./.
Tại hội thảo "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" tổ chức ngày 8/4, ông Phát cho rằng những thành tựu đạt được mới chỉ ở mức độ xác định mô hình tổng thể về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chứ chưa có được cách thức tổ chức và phương thức vận hành một cách có hiệu quả.
Do đó, quá trình hình thành và phát triển Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đang đặt ra hàng loạt những vấn đề thuộc nội hàm chung của một trật tự nhà nước pháp quyền cần được giải đáp.
Theo ông Phát, những vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền và công dân trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho thấy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sẽ rất lâu dài và khó khăn.
Vì thế để rút ngắn quá trình này, Phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Trung Tín, Viện Nhà nước và Pháp luật cho rằng Việt Nam phải có chính sách phù hợp với các nguyên tắc nền tảng của chủ nghĩa Marx - nguyên tắc lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, hạ tầng kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng.
Để xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, phải đảm bảo để pháp luật và thực tiễn cuộc sống của Việt Nam phù hợp với các tiêu chí quốc tế tối thiểu về quyền con người.
Tại hội thảo, các nhà khoa học cũng tập trung thảo luận nhiều vấn đề liên quan tới lý luận và thực tiễn về tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam như thực trạng tổ chức và thực hiện quyền tư pháp, quyền hành pháp, phản biện xã hội đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; một số hạn chế, bất cập, nguyên nhân và giải pháp khắc phục về hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành./.
Nguyễn Hồng Điệp (Vietnam+)