Hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng XHCN

Trong bài viết nhân dịp đầu năm, Thủ tướng yêu cầu phải hành động quyết liệt để vượt sức ỳ, đặt tiến trình phát triển đất nước vào quỹ đạo phát triển bền vững.
Vietnam+ trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng: "Hoànthiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩycơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng":

Tư tưởng kinh tế cốt lõi trong các văn kiện của Đại hộiĐảng lần thứ XI là tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăngtrưởng, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Tiền đề để thực hiện thànhcông nhiệm vụ này là triển khai hiệu quả ba đột phá chiến lược; trongđó, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường vừa là một đột phá then chốt,có tác động trực tiếp đến quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăngtrưởng, lại là nhiệm vụ không đòi hỏi nhiều nguồn lực tài chính, nếunhận thức đúng và quyết tâm cao có thể hoàn thành cơ bản trong một thờigian tương đối ngắn.

I.
Sau hơn 20 năm thực hiện đườnglối đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việcxây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ đó,đã huy động được các nguồn lực cho phát triển, bảo đảm tốc độ tăngtrưởng cao, tạo nhiều việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, thể chế kinh tế thị trường vẫn chưa đồng bộ, các yếu tốcủa kinh tế thị trường chưa hình thành đầy đủ. Thị trường đất đai cònnhiều vướng mắc. Thị trường tài chính phát triển không cân đối, thịtrường trái phiếu còn sơ khai, thị trường chứng khoán thiếu chiều sâu,chưa trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đangdồn gánh nặng lên thị trường tín dụng, làm cho thị trường này rất dễ bịtổn thương. Thị trường khoa học công nghệ chậm phát triển. Thị trườnglao động tuy đã khá hoàn chỉnh nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp cùngvới sự bất hợp lý về tiền lương giữa các khu vực đang là rào cản lớncho việc chuyển dịch lao động đến những lĩnh vực thiết yếu trong quản lýnhà nước và cung cấp dịch vụ công. Giá cả một số hàng hóa và dịch vụchưa bù đắp được chi phí, chưa theo cơ chế thị trường, làm cản trở việcthu hút nguồn lực và công nghệ cao cho phát triển.

Thể chế kinh tế thị trường là một chỉnh thể gồm nhiều loại thịtrường vận động đồng bộ trong chỉnh thể đó. Một loại thị trường khôngphát triển đầy đủ sẽ kìm giữ sự vận động của các thị trường khác và làmcản trở sự vận động chung. Trong bối cảnh đó, rất dễ dẫn đến sự canthiệp hành chính vào các quá trình kinh tế. Sự can thiệp này có thể giảiquyết những khó khăn trước mắt nhưng chi phí sẽ lớn hơn cơ hội tạo ravà làm sai lệch quá trình phát triển. Rốt cuộc, những vấn đề cơ bản vẫnkhông được giải quyết. Đây có thể là một nghịch lý trong sự vận động củatư duy mà những người làm công tác quản lý phải nhận thức được để cócách hành xử đúng đắn và nhất quán.

Từ thực tiễnnày, trong năm 2012, phải tập trung sức hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường theo quan điểm đã được Đại hội Đảng lần thứ XI xác định.

Trong điều kiện toàn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt, để đất nước cóthể tăng tốc phát triển, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khuvực, phải xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại, tạo điều kiệncho các nguồn lực dịch chuyển trong các ngành và đến các vùng của đấtnước theo tín hiệu của thị trường quanh trục lợi nhuận bình quân, bảođảm sự phát triển hài hòa, cân đối của nền kinh tế. Điều này sẽ kíchthích các doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng và sáng tạocông nghệ sản xuất và công nghệ quản lý mới, tạo lập lợi thế cạnh tranhđộng để tìm kiếm lợi nhuận vượt trội so với các chủ thể kinh doanh khác,qua đó thúc đẩy sự chuyển dịch tương đối liên tục cơ cấu đầu tư, sảnxuất, tạo ra một nền kinh tế có khả năng sáng tạo cao với nhiều sản phẩmmới, bảo đảm hiệu quả và sức cạnh của nền kinh tế. Đây chính là biệnchứng của sự phát triển.

Phải từ những đặc điểmcủa thể chế kinh tế thị trường hiện đại để làm chuẩn mực cho quá trìnhhoàn thiện thể chế. Có thể nêu ra những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, các loại thị trường phát triển đồng bộ, các yếu tốcủa kinh tế thị trường hình thành đầy đủ, vận động cùng nhịp, hỗ trợ lẫnnhau, cùng tương tác trong một chỉnh thể thống nhất. Đây là điều kiệnđể thị trường vận hành thông suốt, các nguồn lực dịch chuyển thuận lợi,được phân bổ hợp lý, hiệu quả.

Trong năm 2012và cả những năm tiếp theo, phải tập trung sức sửa đổi Luật đất đai, tạođiều kiện hình thành loại thị trường này, thúc đẩy sự phát triển lànhmạnh của thị trường bất động sản; phát triển thị trường trái phiếu, mởrộng thị trường bảo hiểm; phát triển mạnh thị trường khoa học công nghệ.Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chấtlượng cao gắn với cải cách tiền lương, tạo điều kiện cho thị trường laođộng vận hành thông suốt. Kiên trì thực hiện lộ trình giá thị trường đốivới những sản phẩm Nhà nước còn định giá...

Thứ hai, thể chế kinh tế thị trường hiện đại đòi hỏi phải tạo lậpđược môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thịtrường. Cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường, là một trongnhững tiêu chí đo lường tính thị trường của nền kinh tế. Một thị trườngcạnh tranh cao có tác dụng kiềm giữ giá tốt hơn sự kiểm soát giá của nhànước. Điều quan trọng là cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải tiết giảmchi phí, nâng cao năng suất, bảo đảm hiệu quả. Chính phủ sẽ chỉ đạo ràsoát, đánh giá mức độ cạnh tranh trong từng ngành sản xuất, dịch vụ,loại bỏ sự phân biệt đối xử còn tồn tại trong thực tế giữa các doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh,kiểm soát độc quyền tự nhiên; tăng cường năng lực của cơ quan bảo vệtài sản trí tuệ và cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc xử lý các vụviệc cạnh tranh không lành mạnh và lợi dụng vị thế thống lĩnh thị trườngđể hạn chế cạnh tranh.

Thứ ba, thực hiệncông khai minh bạch và trách nhiệm giải trình về các chính sách quảnlý, các đề án phát triển cũng như trong hoạt động của các chủ thể kinhdoanh. Thể chế kinh tế thị trường cùng với tác động của quá trình mởcửa, hội nhập gắn liền với việc hình thành cấu trúc đa sở hữu và cơ cấuđa chủ thể kinh tế dẫn đến sự hình thành các “nhóm lợi ích”. Về kháchquan, các “nhóm lợi ích” này có thể tác động đến quá trình ra quyếtđịnh. Công khai minh bạch không những tạo cơ hội bình đẳng trong tiếpcận thông tin, mà quan trọng hơn, thực hiện công khai minh bạch và đềcao trách nhiệm giải trình, tạo điều kiện cho người dân giám sát cácquyết định của các cơ quan quản lý, là biện pháp cơ bản để ngăn ngừatham nhũng và sự tác động của các “nhóm lợi ích” vào quá trình ra quyếtđịnh, bảo đảm cho các quyết định theo chuẩn “giá trị chung”, vì lợi íchcủa đất nước. Công khai minh bạch cũng hạn chế đầu cơ, giảm chi phí kinhdoanh và tăng hiệu quả của thị trường.

Trongnhững năm qua, nhờ thực hiện Luật ban hành các văn bản quy phạm phápluật cũng như hoạt động chất vấn trong các Kỳ họp Quốc Hội và Hội đồngnhân dân các cấp, chúng ta đã đạt được những tiến bộ rất lớn về thựchiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan Nhànước. Tuy vậy, kết quả này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Từ quan điểm chính trị chủ đạo là Đảng và Nhà nước ta phải bảo đảmquyền của người dân trong tiếp cận thông tin và phản biện xã hội, Chínhphủ sẽ nghiên cứu hoàn thiện các quy định về công khai thông tin vàquyền tiếp cận thông tin, đồng thời tăng cường đối thoại chính sách, cácđề án phát triển giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các chuyên giađộc lập và người dân, không chỉ ở công đoạn “hậu kiểm” như đang làm hiệnnay mà quan trọng hơn là ở công đoạn “tiền kiểm”, trước khi các quyếtđịnh được ban hành. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt độngchất vấn và trả lời chất vấn, tập trung vào những nội dung thuộc chínhsách phát triển và tác động của nó đến các tầng lớp dân cư.

Thứ tư, thể chế kinh tế thị trường hiện đại trong điều kiệntoàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi phảiđịnh vị lại mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Theo đó, Nhà nướcchuyển từ việc can thiệp trực tiếp vào các quá trình kinh tế sang thựchiện chức năng kiến tạo phát triển: bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạolập môi trường thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh; tạo cơ chế phát triểnvà nâng cao chất lượng các dịch vụ công.

Mộtthách thức đặt ra cho quản lý của Nhà nước trong điều kiện toàn cầu hóalà mỗi biến động trên thị trường thế giới tác động rất nhanh, rất mạnhđến thị trường trong nước. Tình hình đó đòi hỏi Nhà nước phải nâng caonăng lực dự báo và khả năng phản ứng chính sách nhằm hạn chế những tácđộng xấu đến nền kinh tế. Kinh tế thị trường và toàn cầu hóa cũng làmcho một bộ phận dân cư dễ bị tổn thương, làm gia tăng chênh lệch giàunghèo. Nhà nước cần có các chính sách đúng đắn, sử dụng những công cụđiều tiết nhằm khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường và quá trìnhtoàn cầu hoá, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và côngbằng xã hội. Cần khẳng định rằng thị trường hoạt động theo quy luật củanó, trước hết là quy luật cạnh tranh, quy luật lợi nhuận. Sự phát triểntheo định hướng xã hội chủ nghĩa là chức năng của Nhà nước. Một mặt, Nhànước cần phát huy “sức mạnh tự điều chỉnh” của thị trường, mặt khácphải “hoá giải” được tác động tiêu cực của thị trường, bảo đảm địnhhướng của sự phát triển. Từ đó, vai trò của Nhà nước không hề giảm đi màphải được tăng cường trên những nội dung mới, theo những phương thứctác động mới.

Phải từ những quan điểm cơ bản vềxây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đại hội Đảng lần thứXI đề ra mà hoàn thiện bộ máy nhà nước các cấp cả về chức năng, cơ cấutổ chức, các quy định về phân cấp và giải quyết đúng đắn mối quan hệgiữa nhà nước và thị trường.

Thứ năm,một thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải hướng về người tiêu dùng,lấy người tiêu dùng làm chủ thể. Phải không ngừng hoàn thiện các thiếtchế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phát triển các trung tâm bảo vệngười tiêu dùng. Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo hoàn thiện các tiêuchuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường côngtác kiểm tra hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá lưu thông trên thị trườngnội địa; bổ sung các chế tài xử lý nghiêm các vi phạm. Rà soát, hoànthiện các văn bản hướng dẫn Luật bảo vệ người tiêu dùng để đưa pháp luậtvào cuộc sống; tạo lập các cơ sở pháp lý để khuyến khích phát triển cáctổ chức phi chính phủ về bảo vệ người tiêu dùng.

Một thể chế kinh tế thị trường hiện đại với những đặc điểm nêu trên sẽtạo điều kiện để đất nước tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trongmột thế giới đang toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng và cạnh tranh gay gắt.

II.
Khi nói các đột phá chiến lược là tiền đềcủa tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng hoàn toànkhông có nghĩa là phải đợi thực hiện xong các đột phá mới thực hiện tiếntrình này. Các tiền đề đã hình thành và sẽ được hoàn thiện trong suốtquá trình phát triển. Tái cơ cấu là công việc diễn ra tương đối liên tụcdưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và sự dịch chuyểnlợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia cũng như trong từng doanh nghiệp.Chính trên quan điểm đó và từ tầm nhìn của Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011 - 2020, Hội nghị Trung ương 3 khóa XI đã đặt yêu cầu thựchiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ngay trongthời kỳ kế hoạch 2011 - 2015.

Mục tiêu của táicơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ theo yêu cầunâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thịtrường trong nước và quốc tế để có thể tham gia vào những công đoạn cógiá trị gia tăng cao trong mạng sản xuất và chuỗi cung ứng khu vực vàtoàn cầu. Theo mục tiêu này, quá trình tái cơ cấu kinh tế sẽ được thựchiện đồng bộ trên các nội dung sau:

Một là ,tái cơ cấu các ngành sản xuất và dịch vụ. Trong công nghiệp là chuyểntừ một ngành công nghiệp gia công lắp ráp có hàm lượng khoa học côngnghệ và giá trị gia tăng thấp, sang phát triển các ngành chế tạo và chếbiến có giá trị gia tăng cao, tập trung phát triển các sản phẩm côngnghiệp hỗ trợ và một số sản phẩm công nghệ cao mà nước ta có tiềm năngvà lợi thế.

Nâng cao chất lượng các ngành dịchvụ, nhất là các ngành là “mạch máu” của nền kinh tế như các dịch vụ tàichính, nâng cao năng lực quản trị, bảo đảm phòng tránh rủi ro và an toànhệ thống. Phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các dịch vụhỗ trợ kinh doanh, đổi mới cơ chế nhằm khuyến khích phát triển và nângcao chất lượng các dịch vụ công.

Trong nôngnghiệp là phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn, có năng suất, chấtlượng và hiệu quả cao; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thônmới và cải thiện đời sống nông dân. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrong nông nghiệp và nông thôn. Đưa công nghiệp và khoa học công nghệtác động vào nông nghiệp trên tất cả các công đoạn từ nuôi trồng, chămsóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến đến phân phối. Gắn việc áp dụng khoahọc công nghệ với tổ chức sản xuất, phát triển các mô hình sản xuất lớn,từng bước hình thành các tổ hợp nông công nghiệp công nghệ cao; gắn kếtcác công đoạn của quá trình tái sản xuất trong một chuỗi giá trị bảođảm phân phối hài hòa lợi ích giữa các công đoạn trong chuỗi gia trị đó.Đây là con đường cơ bản để phát triển nông nghiệp bền vững.

Hai là, tái cơ cấu doanh nghiệp. Quá trình tái cơ cấu nền kinhtế được mở đường từ các chính sách vĩ mô nhưng lại phải được thực hiệntrong từng doanh nghiệp. Tái cơ cấu doanh nghiệp là cơ sở tạo nên diệnmạo mới của nền kinh tế. Để tái cơ cấu doanh nghiệp, phải ứng dụng nhữngthành tựu mới nhất về khoa học công nghệ trong sản xuất và quản lý,phải đổi mới mô hình tổ chức và phương pháp quản trị doanh nghiệp phùhợp với sự thay đổi công nghệ sản xuất và sự phát triển của thị trườngnhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Balà, điều chỉnh chiến lược thị trường. Toàn cầu hóa và hội nhập kinhtế quốc tế mở ra thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp tăng khả năng tậndụng lợi thế do quy mô các dự án đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Tuynhiên, toàn cầu hóa cũng làm tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nềnkinh tế, nhất là những nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta. Điều đócũng dễ dẫn đến những bất định nhiều khi vượt khỏi khả năng dự báo. Vìvậy, phải đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu, hạn chế sự lệthuộc vào một số ít thị trường, đồng thời phải hết sức coi trọng thịtrường nội địa, nhất là địa bàn nông thôn. Đối với thị trường xuất khẩu,điều quan trọng không chỉ là tăng xuất khẩu vào từng quốc gia, vùnglãnh thổ mà là xâm nhập vào chuỗi giá trị trong bối cảnh mạng sản xuấtvà chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng phát triển. Tình hình đó đặt ra yêucầu phải hình thành chuỗi cung ngay trên thị trường trong nước. Đây làcon đường để phát triển thương mại bền vững.

Gắn kết và thực hiện đồng thời với tái cơ cấu các lĩnh vực nêu trên làtái cơ cấu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo một quyhoạch và một hệ thống phân cấp được rà soát chặt chẽ theo tầm nhìn dàihạn và tư duy liên vùng. Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán,tập trung cho các công trình thiết yếu, sớm đưa vào khai thác, tạo điềukiện cho các yếu tố sản xuất dịch chuyển thuận lợi đến những vùng cótiềm năng phát triển, góp phần giảm chi phí vận tải, nâng cao năng lựccạnh tranh của nền kinh tế. Giảm tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tưxã hội; hoàn thiện cơ chế khuyến khích để thu hút mạnh đầu tư của khuvực tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài, phát triển các phương thứcđầu tư, đặc biệt là phương thức hợp tác công - tư (PPP), nâng cao hiệuquả đầu tư.

Các nội dung cơ cấu lại nền kinh tếphải được thực hiện trong suốt quá trình công nghiệp hóa nhưng phảiđược bắt đầu ở những lĩnh vực cấp bách nhất, đó là tái cơ cấu đầu tư,trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm làhệ thống các ngân hàng thương mại và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước,trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Sự lựa chọnnày là rất đúng đắn và cần thiết vì đây là những lĩnh vực hiệu quả cònthấp, chưa tương xứng với nguồn lực bỏ ra và tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổnkinh tế vĩ mô, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của nềnkinh tế. Tái cơ cấu các lĩnh vực này còn có tác động thúc đẩy quá trìnhtái cơ cấu theo các nội dung toàn diện nêu trên. Chính phủ đang chỉ đạosát sao việc xây dựng đề án tái cơ cấu trong từng lĩnh vực để triển khaimạnh mẽ theo những quy trình chặt chẽ cho từng bước với những mục tiêucụ thể đặt ra cho mỗi bước, xác định rõ các tiêu chí đo lường và đánhgiá kết quả. Yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm sự đồng bộ khi thực hiện táicơ cấu các lĩnh vực nói trên do mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa chúng,đồng thời tăng cường công tác giám sát việc thực hiện ở mỗi Bộ, ngành,địa phương và từng doanh nghiệp, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, khônggây xáo động lớn cho nền kinh tế, “rút dây” mà không “động rừng”.

Tái cơ cấu nền kinh tế đặt ra yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng.Ngược lại, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là nội dung cơ bản của tái cơcấu doanh nghiệp, là điều kiện để tăng hiệu suất sử dụng vốn, nâng caohiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, có tác động mạnh mẽ đến táicơ cấu đầu tư và tái cấu trúc thị trường tài chính, góp phần giảm thiểuchi phí của quá trình tái cơ cấu. Phải chuyển mạnh từ tăng trưởng theochiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên đang ngày càngcạn kiệt và nguồn nhân lực chất lượng thấp sang mô hình tăng trưởng dựavào việc áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, nguồn nhân lựcchất lượng cao và phương pháp quản trị hiện đại; nâng cao mức đóng gópcủa các yếu tố tổng năng suất vào tăng trưởng. Phát triển mạnh côngnghiệp chế tạo, chế biến, nhất là các ngành công nghệ cao, có giá trịgia tăng lớn, giảm tỷ trọng của công nghiệp gia công trong tổng giá trịsản xuất công nghiệp.

Chuyển đổi mô hình tăngtrưởng vừa là yêu cầu cấp bách vừa là nhiệm vụ lâu dài, gắn với pháttriển nguồn nhân lực và quá trình đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý.Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong năm 2012,cùng với việc sớm phê duyệt đề án phát triển thị trường công nghệ, Chínhphủ sẽ ban hành các chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ trong cácdoanh nghiệp; quy định tiêu chuẩn công nghệ trong Luật Đầu tư công vàcác dự án đấu thầu; khuyến khích mạnh các dự án áp dụng công nghệ mới vàcác dự án có lập trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ; tăng cườnghợp tác công - tư trong việc hình các quỹ đầu tư mạo hiểm về khoa họccông nghệ… Xây dựng văn bản pháp lý cao hơn để phát triển công nghiệp hỗtrợ.

Cùng với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyểnđổi mô hình tăng trưởng, trong năm 2012 phải tiếp tục quán triệt quanđiểm chỉ đạo trong kết luận số 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 11 củaChính phủ, tăng cường ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì tăngtrưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội. Đây là những nhiệm vụ rất nặng nềvà khó khăn, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biếnphức tạp, thậm chí có nguy cơ rơi vào vòng suy thoái mới, đòi hỏi phảicó sự nỗ lực vượt bậc của các ngành, các cấp. Trong đó, Nhà nước đóngvai trò mở đường, tạo cơ chế, chính sách và chỉ đạo thực hiện nhưng kếtquả phải được phản ánh trên từng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Vì vậy,doanh nghiệp phải là chủ thể, có vai trò quyết định.

Chúng ta có thuận lợi cơ bản là đã tạo được sự thống nhất cao về nhậnthức trong cả hệ thống chính trị, có sự quyết tâm cao trong các cơ quanquản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và cộng đồng doanhnghiệp. Phải chuyển nhận thức, quyết tâm thành hành động và hành độngquyết liệt để vượt qua sức ỳ của quá trình khởi động, đặt tiến trìnhphát triển của đất nước vào quỹ đạo mới - Quỹ đạo phát triển bền vững./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục