Một buổi tọa đàm về chủ đề hoạt động tham vấn và giải trình tại Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đã được tổ chức tại Hải Phòng ngày 4/1 với sự tham gia của gần 50 đại biểu Quốc hội, các chuyên gia lập pháp trong nước và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP).
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì buổi tọa đàm.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án hợp tác giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc - Dự án “Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện tại Việt Nam.”
Mặc dù đã được ghi nhận trong một số văn bản trước đây nhưng đây là lần đầu tiên, hoạt động giải trình được quy định tại văn bản có tính pháp lý cao đó là Nghị quyết của Quốc hội về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Nguyễn Hạnh Phúc, hiệu quả của việc giải trình góp phần giảm áp lực lên hoạt động chất vấn tại các Kỳ họp Quốc hội vì nhiều vấn đề được Đại biểu Quốc hội quan tâm đã được chất vấn tại các buổi giải trình của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban tại kỳ họp chất vấn chỉ có 2,5 ngày nên số lượng chất vấn rất hạn chế, chưa phản ánh hết tâm tư của cử tri. Để thống nhất về cách thức tiến hành phiên giải trình, Ủy ban thường vụ Quốc hội đang chỉ đạo xây dựng quy chế quy định cụ thể quy trình, thủ tục tổ chức giải trình tại Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
Buổi tọa đàm thu hút nhiều quan điểm, sự trao đổi giữa các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia nghiên cứu pháp lý xung quanh những thông tin về lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động tham vấn và giải trình.
Đại diện UNDP cho rằng, việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho các cuộc tham vấn công chúng là chìa khóa cho sự thành công cũng như hiệu quả của hoạt động giải trình. Chương trình phát triển Liên hợp quốc đã hỗ trợ những nghiên cứu chuyên đề về khái niệm và những hạn chế của hoạt động tham vấn công chúng, tập huấn và xây dựng tài liệu tham khảo về quy trình và cách thức thực hiện tham vấn công chúng trong hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, trong đó có so sánh với kinh nghiệm và chuẩn mực quốc tế cho hoạt động này.
Theo tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, mục đích của hoạt động tham vấn công chúng, trong đó, có hình thức giải trình nhằm phát huy tính dân chủ, bảo đảm cho nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, làm cho các chính sách, pháp luật ban hành ra thể hiện được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và mang tính khả thi. Đây cũng là dịp đánh giá việc tổ chức, thực thi chính sách, pháp luật một cách khách quan, trên cơ sở đó góp phần hoàn thiện chính sách sách, pháp luật. Tuy nhiên, thời gian qua, cách thức, quy trình tổ chức thực hiện tham vấn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Chia sẻ về kinh nghiệm tổ chức hội nghị giải trình, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội, tiến sĩ Nguyễn Sỹ Lợi cho rằng, mục tiêu của phiên giải trình nhằm cung cấp thông tin giúp đại biểu có thêm cơ sở để phân tích, đánh giá kiến nghị cho việc xây dựng, triển khai chính sách.
Phiên giải trình nhằm tạo diễn đàn trao đổi thông tin, quan điểm về xây dựng, thực hiện chính sách một cách toàn diện, nhiều chiều, công khai; đảm bảo các tiêu chí về tính công khai, tuyên truyền, thông tin chính xác. Trong hoạt động giải trình, các cơ quan báo chí phải đảm nhận vai trò là “bên thứ 3” đóng góp tiếng nói quan trọng trong việc phản biện chính sách, thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch.
Nhiều ý kiến tại buổi tọa đàm kiến nghị, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cần tích cực hơn nữa trong việc tổ chức các phiên giải trình; cần từng bước thể chế hóa quy trình, thủ tục tham vấn công chúng trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các cơ quan Quốc hội cần ứng dụng và triển khai các công cụ tham vấn phù hợp với đặc điểm của Quốc hội Việt Nam; tổ chức tập huấn cho các Vụ chuyên môn phục vụ cho các cơ quan Quốc hội về hoạt động tham vấn công chúng và giải trình nhằm nâng cao hiệu quả tham mưu, phục vụ./.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì buổi tọa đàm.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án hợp tác giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc - Dự án “Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện tại Việt Nam.”
Mặc dù đã được ghi nhận trong một số văn bản trước đây nhưng đây là lần đầu tiên, hoạt động giải trình được quy định tại văn bản có tính pháp lý cao đó là Nghị quyết của Quốc hội về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Nguyễn Hạnh Phúc, hiệu quả của việc giải trình góp phần giảm áp lực lên hoạt động chất vấn tại các Kỳ họp Quốc hội vì nhiều vấn đề được Đại biểu Quốc hội quan tâm đã được chất vấn tại các buổi giải trình của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban tại kỳ họp chất vấn chỉ có 2,5 ngày nên số lượng chất vấn rất hạn chế, chưa phản ánh hết tâm tư của cử tri. Để thống nhất về cách thức tiến hành phiên giải trình, Ủy ban thường vụ Quốc hội đang chỉ đạo xây dựng quy chế quy định cụ thể quy trình, thủ tục tổ chức giải trình tại Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
Buổi tọa đàm thu hút nhiều quan điểm, sự trao đổi giữa các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia nghiên cứu pháp lý xung quanh những thông tin về lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động tham vấn và giải trình.
Đại diện UNDP cho rằng, việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho các cuộc tham vấn công chúng là chìa khóa cho sự thành công cũng như hiệu quả của hoạt động giải trình. Chương trình phát triển Liên hợp quốc đã hỗ trợ những nghiên cứu chuyên đề về khái niệm và những hạn chế của hoạt động tham vấn công chúng, tập huấn và xây dựng tài liệu tham khảo về quy trình và cách thức thực hiện tham vấn công chúng trong hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, trong đó có so sánh với kinh nghiệm và chuẩn mực quốc tế cho hoạt động này.
Theo tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, mục đích của hoạt động tham vấn công chúng, trong đó, có hình thức giải trình nhằm phát huy tính dân chủ, bảo đảm cho nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, làm cho các chính sách, pháp luật ban hành ra thể hiện được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và mang tính khả thi. Đây cũng là dịp đánh giá việc tổ chức, thực thi chính sách, pháp luật một cách khách quan, trên cơ sở đó góp phần hoàn thiện chính sách sách, pháp luật. Tuy nhiên, thời gian qua, cách thức, quy trình tổ chức thực hiện tham vấn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Chia sẻ về kinh nghiệm tổ chức hội nghị giải trình, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội, tiến sĩ Nguyễn Sỹ Lợi cho rằng, mục tiêu của phiên giải trình nhằm cung cấp thông tin giúp đại biểu có thêm cơ sở để phân tích, đánh giá kiến nghị cho việc xây dựng, triển khai chính sách.
Phiên giải trình nhằm tạo diễn đàn trao đổi thông tin, quan điểm về xây dựng, thực hiện chính sách một cách toàn diện, nhiều chiều, công khai; đảm bảo các tiêu chí về tính công khai, tuyên truyền, thông tin chính xác. Trong hoạt động giải trình, các cơ quan báo chí phải đảm nhận vai trò là “bên thứ 3” đóng góp tiếng nói quan trọng trong việc phản biện chính sách, thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch.
Nhiều ý kiến tại buổi tọa đàm kiến nghị, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cần tích cực hơn nữa trong việc tổ chức các phiên giải trình; cần từng bước thể chế hóa quy trình, thủ tục tham vấn công chúng trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các cơ quan Quốc hội cần ứng dụng và triển khai các công cụ tham vấn phù hợp với đặc điểm của Quốc hội Việt Nam; tổ chức tập huấn cho các Vụ chuyên môn phục vụ cho các cơ quan Quốc hội về hoạt động tham vấn công chúng và giải trình nhằm nâng cao hiệu quả tham mưu, phục vụ./.
Quang Vũ (TTXVN)