Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, chiều 10/11, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe các Dự án Luật tố cáo, Luật kiểm toán độc lập và Luật Lưu trữ.
Cần quy định chi tiết cơ chế bảo vệ người tố cáo
Về sự cần thiết phải ban hành Luật tố cáo, theo Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, là do các quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập; chưa bao quát hết những tố cáo phát sinh trong thực tiễn cần được điều chỉnh bằng pháp luật.
Việc xác định thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức trong việc tiếp nhận và xử lý các loại tố cáo mới chỉ mang tính nguyên tắc, chưa quy định cụ thể. Luật cũng chưa quy định đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo, người được giao nhiệm vụ xác minh, kết luận nội dung tố cáo, xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo; chưa quy định về việc công khai các quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo...
Quan điểm này cũng được Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cơ quan thẩm tra dự án Luật này đồng tình.
Ủy ban Pháp luật cho rằng việc xây dựng dự thảo Luật cần có các quy định đề cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, cơ quan có thẩm quyền trực tiếp giải quyết tố cáo; phân định rõ thẩm quyền giải quyết đối với hành vi vi phạm bị tố cáo, không chỉ đối với những vi phạm về nhiệm vụ, công vụ mà còn đối với những vi phạm về đạo đức, lối sống; quy định trách nhiệm chứng minh đối với các hành vi bị tố cáo thuộc về cơ quan nhà nước; ngăn chặn hành vi lạm quyền trong việc giải quyết tố cáo; cơ chế bảo vệ người tố cáo cần được quy định rõ ràng, cụ thể.
Đồng thời, cũng cần có cơ chế bảo vệ người bị tố cáo khi bị tố cáo oan sai; có cơ chế liên thông trong giải quyết tố cáo giữa các cơ quan của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ, công chức là đảng viên. Bên cạnh đó Luật cũng cần khẳng định quan điểm tố cáo phải có điểm dừng, không xem xét đối với các tố cáo đã được giải quyết, tố cáo lại.
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước với hoạt động kiểm toán độc lập
Kiểm toán độc lập là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường với vai trò làm tăng độ tin cậy cho thông tin tài chính, là cơ sở cho các bên tiến hành các giao dịch kinh tế. Sản phẩm của kiểm toán độc lập là những thông tin kinh tế tài chính đã được kiểm toán. Việc ban hành Luật sẽ tạo ra một khung pháp lý cao nhất về kiểm toán độc lập, tạo điều kiện cho dịch vụ kiểm toán phát triển.
Việc ban hành Luật Kiểm toán độc lập sẽ nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp kiểm toán, cấp chứng chỉ kiểm toán viên và các biện pháp nhằm nâng cao năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán.
Thẩm tra dự án Luật kiểm toán độc lập, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, trong điều kiện của Việt Nam, với đặc thù nền kinh tế thị trường còn mới phát triển và đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu, càng đòi hỏi phải xây dựng và phát triển dịch vụ kiểm toán mạnh cả về số lượng và chất lượng để góp phần hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như việc thực hiện các cam kết thương mại quốc tế.
Việc ban hành Luật Kiểm toán độc lập là cần thiết nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kiểm toán độc lập, khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay và đáp ứng nhu cầu phát triển.
Xã hội hóa một số hoạt động dịch vụ lưu trữ
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn, trình bày Tờ trình dự án Luật lưu trữ. Theo đó, Luật này được xây dựng nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động lưu trữ nhằm tăng cường quản lý các hoạt động về thu thập, bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ; điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh trong hoạt động lưu trữ phù hợp với yêu cầu cải cách nền hành chính, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn bảo đảm quản lý tốt, có hiệu quả hoạt động lưu trữ.
Dự án Luật cũng được xây dựng nhằm bảo đảm tính kế thừa, ổn định, khắc phục những tồn tại của Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia và các quy định pháp luật hiện hành về lưu trữ.
Quan điểm của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo Luật, tuy nhiên, trong dự thảo Luật có một số vấn đề liên quan đến hoạt động lưu trữ cần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hoặc giải trình kỹ hơn như chế độ thu thập, bảo quản, quản lý, khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ; trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam...
Ủy ban pháp luật cũng tán thành chủ trương xã hội hóa một số hoạt động dịch vụ lưu trữ như đề xuất của dự thảo Luật và cho rằng đây là việc làm cần thiết nhằm tiếp cận với xu thế chung của thế giới, huy động các nguồn lực xã hội vào việc giữ gìn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ; đồng thời giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, vấn đề này cần được nghiên cứu, quy định phù hợp và khả thi. Vì vậy, cần xác định rõ hơn trong Luật những lĩnh vực nào cần được xã hội hóa, những lĩnh vực nào Nhà nước phải quản lý và quy định cụ thể điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động này; bảo đảm để tài liệu lưu trữ được thu thập, bảo quản an toàn, tránh thất thoát.
Đồng thời, phải có lộ trình phù hợp cho việc xã hội hóa hoạt động lưu trữ, bảo đảm phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và yêu cầu, khả năng quản lý của Nhà nước. Trước mắt, bên cạnh việc xã hội hóa một số hoạt động dịch vụ lưu trữ, cần tiếp tục củng cố tổ chức và hoạt động của cơ quan lưu trữ./.
Cần quy định chi tiết cơ chế bảo vệ người tố cáo
Về sự cần thiết phải ban hành Luật tố cáo, theo Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, là do các quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập; chưa bao quát hết những tố cáo phát sinh trong thực tiễn cần được điều chỉnh bằng pháp luật.
Việc xác định thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức trong việc tiếp nhận và xử lý các loại tố cáo mới chỉ mang tính nguyên tắc, chưa quy định cụ thể. Luật cũng chưa quy định đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo, người được giao nhiệm vụ xác minh, kết luận nội dung tố cáo, xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo; chưa quy định về việc công khai các quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo...
Quan điểm này cũng được Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cơ quan thẩm tra dự án Luật này đồng tình.
Ủy ban Pháp luật cho rằng việc xây dựng dự thảo Luật cần có các quy định đề cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, cơ quan có thẩm quyền trực tiếp giải quyết tố cáo; phân định rõ thẩm quyền giải quyết đối với hành vi vi phạm bị tố cáo, không chỉ đối với những vi phạm về nhiệm vụ, công vụ mà còn đối với những vi phạm về đạo đức, lối sống; quy định trách nhiệm chứng minh đối với các hành vi bị tố cáo thuộc về cơ quan nhà nước; ngăn chặn hành vi lạm quyền trong việc giải quyết tố cáo; cơ chế bảo vệ người tố cáo cần được quy định rõ ràng, cụ thể.
Đồng thời, cũng cần có cơ chế bảo vệ người bị tố cáo khi bị tố cáo oan sai; có cơ chế liên thông trong giải quyết tố cáo giữa các cơ quan của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ, công chức là đảng viên. Bên cạnh đó Luật cũng cần khẳng định quan điểm tố cáo phải có điểm dừng, không xem xét đối với các tố cáo đã được giải quyết, tố cáo lại.
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước với hoạt động kiểm toán độc lập
Kiểm toán độc lập là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường với vai trò làm tăng độ tin cậy cho thông tin tài chính, là cơ sở cho các bên tiến hành các giao dịch kinh tế. Sản phẩm của kiểm toán độc lập là những thông tin kinh tế tài chính đã được kiểm toán. Việc ban hành Luật sẽ tạo ra một khung pháp lý cao nhất về kiểm toán độc lập, tạo điều kiện cho dịch vụ kiểm toán phát triển.
Việc ban hành Luật Kiểm toán độc lập sẽ nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp kiểm toán, cấp chứng chỉ kiểm toán viên và các biện pháp nhằm nâng cao năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán.
Thẩm tra dự án Luật kiểm toán độc lập, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, trong điều kiện của Việt Nam, với đặc thù nền kinh tế thị trường còn mới phát triển và đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu, càng đòi hỏi phải xây dựng và phát triển dịch vụ kiểm toán mạnh cả về số lượng và chất lượng để góp phần hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như việc thực hiện các cam kết thương mại quốc tế.
Việc ban hành Luật Kiểm toán độc lập là cần thiết nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kiểm toán độc lập, khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay và đáp ứng nhu cầu phát triển.
Xã hội hóa một số hoạt động dịch vụ lưu trữ
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn, trình bày Tờ trình dự án Luật lưu trữ. Theo đó, Luật này được xây dựng nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động lưu trữ nhằm tăng cường quản lý các hoạt động về thu thập, bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ; điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh trong hoạt động lưu trữ phù hợp với yêu cầu cải cách nền hành chính, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn bảo đảm quản lý tốt, có hiệu quả hoạt động lưu trữ.
Dự án Luật cũng được xây dựng nhằm bảo đảm tính kế thừa, ổn định, khắc phục những tồn tại của Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia và các quy định pháp luật hiện hành về lưu trữ.
Quan điểm của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo Luật, tuy nhiên, trong dự thảo Luật có một số vấn đề liên quan đến hoạt động lưu trữ cần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hoặc giải trình kỹ hơn như chế độ thu thập, bảo quản, quản lý, khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ; trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam...
Ủy ban pháp luật cũng tán thành chủ trương xã hội hóa một số hoạt động dịch vụ lưu trữ như đề xuất của dự thảo Luật và cho rằng đây là việc làm cần thiết nhằm tiếp cận với xu thế chung của thế giới, huy động các nguồn lực xã hội vào việc giữ gìn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ; đồng thời giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, vấn đề này cần được nghiên cứu, quy định phù hợp và khả thi. Vì vậy, cần xác định rõ hơn trong Luật những lĩnh vực nào cần được xã hội hóa, những lĩnh vực nào Nhà nước phải quản lý và quy định cụ thể điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động này; bảo đảm để tài liệu lưu trữ được thu thập, bảo quản an toàn, tránh thất thoát.
Đồng thời, phải có lộ trình phù hợp cho việc xã hội hóa hoạt động lưu trữ, bảo đảm phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và yêu cầu, khả năng quản lý của Nhà nước. Trước mắt, bên cạnh việc xã hội hóa một số hoạt động dịch vụ lưu trữ, cần tiếp tục củng cố tổ chức và hoạt động của cơ quan lưu trữ./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)