Xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo công tác xã hội, phát triển mô hình và dịch vụ công tác xã hội là nội dung chính được các đại biểu tập trung thảo luận tại Hội nghị triển khai Đề án 32/2010/QĐ-Ttg về phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 9/9, tại Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có người già, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng yếu thế để giúp họ có cuộc sống ổn định, có điều kiện học tập, chăm sóc sức khỏe, tự vươn lên trong cuộc sống.
Cùng với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội và cộng đồng đã tích cực tham gia trợ giúp và chăm sóc đối với các đối tượng này với rất nhiều hình thức khác nhau và đã đạt được những kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng phức tạp như tình trạng bạo lực gia đình, tình trạng phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, buôn bán, bị xâm hại, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em lang thang kiếm sống... đang đòi hỏi sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ của cả xã hội.
Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 ra đời là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định tầm quan trọng của việc triển khai đề án phát triển nghề công tác xã hội với Việt Nam.
Bộ trưởng nhấn mạnh đến ba nhiệm vụ của các bộ, ngành và các địa phương cần tập trung từ nay tới cuối năm, đó là điều tra, rà soát cán bộ, viên chức và nhân viên công tác xã hội để xây dựng kế hoạch đào tạo lại cán bộ, nhân viên công tác xã hội giai đoạn 2011-2015; tập huấn cán bộ các cấp, các ngành để triển khai đề án và đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức về nghề công tác xã hội; triển khai Dự án hợp tác hỗ trợ phát triển nghề công tác xã hội giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội với tổ chức Atlantic và Unicef.
Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi các thông tin liên quan tới việc triển khai thực hiện đề án, kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2011-2015. Đồng thời thảo luận các giải pháp nhằm tăng cường hệ thống pháp lý cho thực hành công tác xã hội; phát triển mạng lưới viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội, xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo công tác xã hội, phát triển mô hình và dịch vụ công tác xã hội.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và Tổ chức Atlantic tại Việt Nam đã ký kết bản ghi nhớ về Hợp tác Hỗ trợ phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam.
Ước tính tới năm 2008, Việt Nam có khoảng 35.230 cán bộ, nhân viên và cộng tác viên làm việc trong lĩnh vực công tác xã hội. Tuy nhiên, 81,5% đội ngũ này chưa qua đào tạo công tác xã hội hoặc được đào tạo từ nhiều nghề khác nhau, chưa được học những kỹ năng khoa học cần thiết.
Vì vậy, Đề án phát triển nghề công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam. Với nghề công tác xã hội chuyên nghiệp, Việt Nam có thể giải quyết hiệu quả vấn đề đói nghèo, các vấn đề xã hội, công bằng và bất bình đẳng xã hội... trong các năm tới./.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có người già, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng yếu thế để giúp họ có cuộc sống ổn định, có điều kiện học tập, chăm sóc sức khỏe, tự vươn lên trong cuộc sống.
Cùng với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội và cộng đồng đã tích cực tham gia trợ giúp và chăm sóc đối với các đối tượng này với rất nhiều hình thức khác nhau và đã đạt được những kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng phức tạp như tình trạng bạo lực gia đình, tình trạng phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, buôn bán, bị xâm hại, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em lang thang kiếm sống... đang đòi hỏi sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ của cả xã hội.
Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 ra đời là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định tầm quan trọng của việc triển khai đề án phát triển nghề công tác xã hội với Việt Nam.
Bộ trưởng nhấn mạnh đến ba nhiệm vụ của các bộ, ngành và các địa phương cần tập trung từ nay tới cuối năm, đó là điều tra, rà soát cán bộ, viên chức và nhân viên công tác xã hội để xây dựng kế hoạch đào tạo lại cán bộ, nhân viên công tác xã hội giai đoạn 2011-2015; tập huấn cán bộ các cấp, các ngành để triển khai đề án và đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức về nghề công tác xã hội; triển khai Dự án hợp tác hỗ trợ phát triển nghề công tác xã hội giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội với tổ chức Atlantic và Unicef.
Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi các thông tin liên quan tới việc triển khai thực hiện đề án, kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2011-2015. Đồng thời thảo luận các giải pháp nhằm tăng cường hệ thống pháp lý cho thực hành công tác xã hội; phát triển mạng lưới viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội, xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo công tác xã hội, phát triển mô hình và dịch vụ công tác xã hội.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và Tổ chức Atlantic tại Việt Nam đã ký kết bản ghi nhớ về Hợp tác Hỗ trợ phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam.
Ước tính tới năm 2008, Việt Nam có khoảng 35.230 cán bộ, nhân viên và cộng tác viên làm việc trong lĩnh vực công tác xã hội. Tuy nhiên, 81,5% đội ngũ này chưa qua đào tạo công tác xã hội hoặc được đào tạo từ nhiều nghề khác nhau, chưa được học những kỹ năng khoa học cần thiết.
Vì vậy, Đề án phát triển nghề công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam. Với nghề công tác xã hội chuyên nghiệp, Việt Nam có thể giải quyết hiệu quả vấn đề đói nghèo, các vấn đề xã hội, công bằng và bất bình đẳng xã hội... trong các năm tới./.
Mạnh Tú (TTXVN/Vietnam+)