Tại hội thảo "Quản lý tổng hợp vùng bờ tại Việt Nam" tổ chức ngày 24/3, các chuyên gia thống nhất cho rằng cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật nhằm phục vụ quản lý vùng bờ biển.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với một số bộ liên quan xây dựng ''Chiến lược và kế hoạch hành động quản lý tổng hợp vùng bờ quốc gia.'' bởi đây là cơ sở cho các ngành và các địa phương triển khai quản lý hiệu quả. Việt Nam cũng cần xây dựng và ban hành chính sách, hướng hướng dẫn kỹ thuật về quản lý tổng hợp vùng bờ. Hoạt đồng này làm cơ sở để triển khai hỗ trợ các địa phương ven biển vận hành quản lý tổng hợp vùng bờ phù hợp với tình hình thực tế.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Như Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) đã đề xuất hướng hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý tổng hợp vùng bờ biển ở Việt Nam, đó là tăng cường tuyên truyền, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đã được ban hành đồng thời nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo hướng quản lý tổng hợp thống nhất. Việt Nam cũng nên mở rộng hợp tác quốc tế, chú trọng triển khai thực thi các công ước quốc tế về biển.
Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260km. Vùng biển của Việt Nam là một phần của Biển Đông, rộng hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền.
Biển Việt Nam có mức độ đa dạng sinh học tương đối cao với nhiều hệ sinh thái cửa sông đặc thù, hệ sinh thái đất ngập nước, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm cỏ biển dọc từ Bắc vào Nam và quanh các đảo lớn, nhỏ. Đây là những nơi có điều kiện lý tưởng để các loài sinh vật biển sinh sống và phát triển, tạo nên nguồn lợi hải sản phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên, các hệ sinh thái biển đang bị suy thoái nhanh. Diện tích rừng ngập mặn giảm quá nửa trong vòng 30 năm qua. Chỉ có hơn 15 năm lại đây, diện tích các rạn san hô giảm đến gần 20%. Các thảm cỏ biển cũng đang bị suy thoái nghiêm trọng, nhiều nơi mất hẳn.
Nguồn lợi hải sản giảm nhanh, nhiều vùng biển ven bờ bị suy kiệt. Chất lượng nước biển cũng đang có xu hướng suy giảm, nhiều vùng biển bị ô nhiễm nặng.
Hàng ngày biển phải tiếp nhận một lượng nước thải từ đất liền, trực tiếp hoặc theo các lưu vực sông đổ ra biển. Cạn kiệt tài nguyên, suy thoái các hệ sinh thái và ô nhiễm môi trường biển là những vấn đề cần quan tâm giải quyết trong quá trình tiến ra biển và lớn mạnh từ biển./.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với một số bộ liên quan xây dựng ''Chiến lược và kế hoạch hành động quản lý tổng hợp vùng bờ quốc gia.'' bởi đây là cơ sở cho các ngành và các địa phương triển khai quản lý hiệu quả. Việt Nam cũng cần xây dựng và ban hành chính sách, hướng hướng dẫn kỹ thuật về quản lý tổng hợp vùng bờ. Hoạt đồng này làm cơ sở để triển khai hỗ trợ các địa phương ven biển vận hành quản lý tổng hợp vùng bờ phù hợp với tình hình thực tế.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Như Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) đã đề xuất hướng hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý tổng hợp vùng bờ biển ở Việt Nam, đó là tăng cường tuyên truyền, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đã được ban hành đồng thời nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo hướng quản lý tổng hợp thống nhất. Việt Nam cũng nên mở rộng hợp tác quốc tế, chú trọng triển khai thực thi các công ước quốc tế về biển.
Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260km. Vùng biển của Việt Nam là một phần của Biển Đông, rộng hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền.
Biển Việt Nam có mức độ đa dạng sinh học tương đối cao với nhiều hệ sinh thái cửa sông đặc thù, hệ sinh thái đất ngập nước, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm cỏ biển dọc từ Bắc vào Nam và quanh các đảo lớn, nhỏ. Đây là những nơi có điều kiện lý tưởng để các loài sinh vật biển sinh sống và phát triển, tạo nên nguồn lợi hải sản phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên, các hệ sinh thái biển đang bị suy thoái nhanh. Diện tích rừng ngập mặn giảm quá nửa trong vòng 30 năm qua. Chỉ có hơn 15 năm lại đây, diện tích các rạn san hô giảm đến gần 20%. Các thảm cỏ biển cũng đang bị suy thoái nghiêm trọng, nhiều nơi mất hẳn.
Nguồn lợi hải sản giảm nhanh, nhiều vùng biển ven bờ bị suy kiệt. Chất lượng nước biển cũng đang có xu hướng suy giảm, nhiều vùng biển bị ô nhiễm nặng.
Hàng ngày biển phải tiếp nhận một lượng nước thải từ đất liền, trực tiếp hoặc theo các lưu vực sông đổ ra biển. Cạn kiệt tài nguyên, suy thoái các hệ sinh thái và ô nhiễm môi trường biển là những vấn đề cần quan tâm giải quyết trong quá trình tiến ra biển và lớn mạnh từ biển./.
Nguyễn Hồng Điệp (Vietnam+)