Thực hiện từ năm 2005-2011, Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2 (PSBM2) do Ngân hàng Thế giới (WB), Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) hỗ trợ đã hoàn thành.
Dự án góp phần cải thiện đáng kể tốc độ cũng như uy tín của các giao dịch thanh toán liên ngân hàng tại Việt Nam, từ 2 tuần năm 2005 giảm xuống còn 1 ngày.
Các cơ quan triển khai dự án bao gồm Cục Công nghệ Thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 4 ngân hàng tham gia (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, và Ngân hàng Công Thương Việt Nam).
Những hệ thống được mở rộng vẫn đang vận hành tốt và có khả năng dễ dàng điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi mới theo nhu cầu thị trường. Các ngân hàng tham gia dự án chỉ mất vài phút để xử lý các giao dịch chuyển tiền của khách hàng so với thời gian nhiều ngày trong năm 2004 và 2005.
Việc quản lý khách hàng và quỹ tín dụng đã góp phần tăng cường năng lực quản lý rủi ro của các đối tượng trong dự án. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến tới khách hàng (159.000 khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến và 412.360 khách hàng đối thoại trực tiếp với ngân hàng về dịch vụ).
Các hệ thống đã được mở rộng không có bất kỳ một tắc nghẽn hoặc tạm ngưng dịch vụ lớn nào xảy ra. Khả năng dự đoán các luồng tiền trong nền kinh tế và năng lực quản lý tài chính của các thương nhân và hộ gia đình được cải thiện do các giao dịch thanh toán được rút ngắn chỉ trong vòng 1 ngày.
Hệ thống đã cung cấp các cơ chế để các tác nhân kinh tế tránh xa khỏi khu vực không chính thức; cung cấp các thông tin kịp thời cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để quản lý tính thanh khoản của thị trường và quản lý rủi ro. Hệ thống này đã giúp các ngân hàng có khả năng cung cấp các dịch vụ như Ngân hàng trực tuyến, dịch vụ khách hàng trọn gói, trung tâm hỗ trợ và chăm sóc khách hàng.
Tất cả các cơ quan triển khai dự án đã thông qua kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 5 năm tiếp theo (2012-2017) và tiếp tục cập nhật các hệ thống với sự tự tin vững chắc về mặt kỹ thuật.
Dựa trên những kinh nghiệm tích cực trong hai dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán, gần đây Chính phủ Việt Nam cũng đã thông qua chiến lược thúc đẩy phát triển nền kinh tế không sử dụng tiền mặt để tiếp tục phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng cho ngành tài chính và cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng./.
Dự án góp phần cải thiện đáng kể tốc độ cũng như uy tín của các giao dịch thanh toán liên ngân hàng tại Việt Nam, từ 2 tuần năm 2005 giảm xuống còn 1 ngày.
Các cơ quan triển khai dự án bao gồm Cục Công nghệ Thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 4 ngân hàng tham gia (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, và Ngân hàng Công Thương Việt Nam).
Những hệ thống được mở rộng vẫn đang vận hành tốt và có khả năng dễ dàng điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi mới theo nhu cầu thị trường. Các ngân hàng tham gia dự án chỉ mất vài phút để xử lý các giao dịch chuyển tiền của khách hàng so với thời gian nhiều ngày trong năm 2004 và 2005.
Việc quản lý khách hàng và quỹ tín dụng đã góp phần tăng cường năng lực quản lý rủi ro của các đối tượng trong dự án. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến tới khách hàng (159.000 khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến và 412.360 khách hàng đối thoại trực tiếp với ngân hàng về dịch vụ).
Các hệ thống đã được mở rộng không có bất kỳ một tắc nghẽn hoặc tạm ngưng dịch vụ lớn nào xảy ra. Khả năng dự đoán các luồng tiền trong nền kinh tế và năng lực quản lý tài chính của các thương nhân và hộ gia đình được cải thiện do các giao dịch thanh toán được rút ngắn chỉ trong vòng 1 ngày.
Hệ thống đã cung cấp các cơ chế để các tác nhân kinh tế tránh xa khỏi khu vực không chính thức; cung cấp các thông tin kịp thời cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để quản lý tính thanh khoản của thị trường và quản lý rủi ro. Hệ thống này đã giúp các ngân hàng có khả năng cung cấp các dịch vụ như Ngân hàng trực tuyến, dịch vụ khách hàng trọn gói, trung tâm hỗ trợ và chăm sóc khách hàng.
Tất cả các cơ quan triển khai dự án đã thông qua kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 5 năm tiếp theo (2012-2017) và tiếp tục cập nhật các hệ thống với sự tự tin vững chắc về mặt kỹ thuật.
Dựa trên những kinh nghiệm tích cực trong hai dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán, gần đây Chính phủ Việt Nam cũng đã thông qua chiến lược thúc đẩy phát triển nền kinh tế không sử dụng tiền mặt để tiếp tục phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng cho ngành tài chính và cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)