Thời tiết rét đậm kéo dài, hoa thật ngậm nụ “ngủ đông,” thị trường hoa nhựa, hoa lụa những ngày cận Tết vì thế trở nên nhộn nhịp khác thường.
Vừa mua vừa… chen
Lùi không được, tiến cũng không xong, chị Ngọc, ở Hà Đông, Hà Nội, loay hoay mãi, không biết phải để xe ở đâu để vào mua hoa lụa trên phố Hàng Rươi. Người ra vào cửa hàng như mắc cửi nên chị vừa dắt xe đến trước cửa hàng, định vào mua thì chủ hàng đã bảo chị đưa xe sang chỗ khác.
Khách mua hoa chỉ có cách duy nhất là để xe ở… lòng đường, giữa ngã ba. Các xe xếp sát nhau tạo thành… bùng binh tự phát, cộng với việc các cửa hàng xếp dàn hoa ra gần nửa đường, khiến cho con phố nhỏ đã tắc càng thêm tắc.
Một người bán, vạn kẻ mua nên câu "khách hàng là thượng đế" hình như không tồn tại ở đây những ngày này. “Mình trả giá, lại bị họ mắng cho là… mất thời gian, rồi quay ngoắt đi bán cho người khác,” chị Ngọc bức xúc.
Giống như chị Ngọc, chị Tuyết ở Gia Lâm, Hà Nội, chia sẻ, chị cũng phải “bon chen” nhiệt tình mới vào được khu cổng chợ Đồng Xuân để tìm mua hoa lụa về cắm Tết. “Hoa thì đã chọn xong nhưng chờ mãi vẫn chưa đến lượt thanh toán tiền,” chị Tuyết cười nói. Tranh thủ thời gian chờ, chị bẻ tạo dáng cho mấy cành hoa đào.
Theo chị chủ cửa hàng hoa Thắng Hà, số 2D, phố Hàng Rươi, mỗi ngày, chị phải viết hàng trăm hóa đơn bán hàng. Lúc nào trong cửa hàng cũng có tới cả chục người đến chọn mua hoa, vừa khách mua lẻ, vừa khách mua buôn.
Giá leo thang chóng mặt
Thị trường sôi động thì ngay lập tức giá cả cũng sôi động theo. Một cành hoa cúc vàng có giá 30.000 đồng, hoa sen 50.000 đồng, hoa rum 25.000 đồng, hoa địa lan 80.000 đồng…
Cầm một cành lan màu vàng lên ngắm nghía, chị Ngọc cho biết, cũng loại hoa y hệt, chị mua cách đây hai tháng chỉ 2.000 đồng một cành, nhưng nay đã được nâng lên 6.000 đồng.
Ở cửa hàng bên cạnh, một chị vừa dắt túi cỏ nhựa mới mua vào xe, vừa than thở với cô bạn đi cùng: “Một túi này năm ngoái có 10.000 đồng thôi, năm nay đã lên 30.000 đồng. Mua buôn đã đắt như thế, về bán lẻ đương nhiên phải đội lên, làm sao có người mua bây giờ?”
Theo các chủ sạp, giá cả tăng là do giá nhập hoa đắt lên rất nhiều so với năm ngoái.
Tuy nhiên, dạo một vòng các cửa hàng hoa khu vực chợ Đồng Xuân, khách hàng có thể thấy ngay sự chênh lệch khá lớn. Một cành hoa cúc dài ở cửa hàng Đức Hải trên phố Đồng Xuân có giá 17.500 đồng, nhưng sang phố Hàng Rươi, cách vài chục mét, đã được đẩy lên 25.000 đồng, rẽ vào cửa hàng trong ngõ nhỏ gần đó, con số này lại nhảy vọt lên 35.000 đồng.
Tương tự, một cành hoa anh túc được cửa hàng Thắng Hà bán với giá 10.000 đồng, nhưng ngay sát cạnh, cửa hàng Quỳnh Linh rao giá 15.000 đồng…
Sau nửa ngày lang thang ở các cửa hàng hoa, chị Ngọc cũng chọn được một ít hàng gửi về quê cho chị gái bán lẻ. “Năm nay hoa tươi chắc chắn sẽ đắt vì thời tiết không thuận lợi, thị trường hoa nhựa được dịp tung hoành. Vì thế, tốt nhất, nên tham khảo nhiều quán trước khi mua để tránh bị các chủ hàng ép giá,” chị Ngọc chia sẻ./.
Vừa mua vừa… chen
Lùi không được, tiến cũng không xong, chị Ngọc, ở Hà Đông, Hà Nội, loay hoay mãi, không biết phải để xe ở đâu để vào mua hoa lụa trên phố Hàng Rươi. Người ra vào cửa hàng như mắc cửi nên chị vừa dắt xe đến trước cửa hàng, định vào mua thì chủ hàng đã bảo chị đưa xe sang chỗ khác.
Khách mua hoa chỉ có cách duy nhất là để xe ở… lòng đường, giữa ngã ba. Các xe xếp sát nhau tạo thành… bùng binh tự phát, cộng với việc các cửa hàng xếp dàn hoa ra gần nửa đường, khiến cho con phố nhỏ đã tắc càng thêm tắc.
Một người bán, vạn kẻ mua nên câu "khách hàng là thượng đế" hình như không tồn tại ở đây những ngày này. “Mình trả giá, lại bị họ mắng cho là… mất thời gian, rồi quay ngoắt đi bán cho người khác,” chị Ngọc bức xúc.
Giống như chị Ngọc, chị Tuyết ở Gia Lâm, Hà Nội, chia sẻ, chị cũng phải “bon chen” nhiệt tình mới vào được khu cổng chợ Đồng Xuân để tìm mua hoa lụa về cắm Tết. “Hoa thì đã chọn xong nhưng chờ mãi vẫn chưa đến lượt thanh toán tiền,” chị Tuyết cười nói. Tranh thủ thời gian chờ, chị bẻ tạo dáng cho mấy cành hoa đào.
Theo chị chủ cửa hàng hoa Thắng Hà, số 2D, phố Hàng Rươi, mỗi ngày, chị phải viết hàng trăm hóa đơn bán hàng. Lúc nào trong cửa hàng cũng có tới cả chục người đến chọn mua hoa, vừa khách mua lẻ, vừa khách mua buôn.
Giá leo thang chóng mặt
Thị trường sôi động thì ngay lập tức giá cả cũng sôi động theo. Một cành hoa cúc vàng có giá 30.000 đồng, hoa sen 50.000 đồng, hoa rum 25.000 đồng, hoa địa lan 80.000 đồng…
Cầm một cành lan màu vàng lên ngắm nghía, chị Ngọc cho biết, cũng loại hoa y hệt, chị mua cách đây hai tháng chỉ 2.000 đồng một cành, nhưng nay đã được nâng lên 6.000 đồng.
Ở cửa hàng bên cạnh, một chị vừa dắt túi cỏ nhựa mới mua vào xe, vừa than thở với cô bạn đi cùng: “Một túi này năm ngoái có 10.000 đồng thôi, năm nay đã lên 30.000 đồng. Mua buôn đã đắt như thế, về bán lẻ đương nhiên phải đội lên, làm sao có người mua bây giờ?”
Theo các chủ sạp, giá cả tăng là do giá nhập hoa đắt lên rất nhiều so với năm ngoái.
Tuy nhiên, dạo một vòng các cửa hàng hoa khu vực chợ Đồng Xuân, khách hàng có thể thấy ngay sự chênh lệch khá lớn. Một cành hoa cúc dài ở cửa hàng Đức Hải trên phố Đồng Xuân có giá 17.500 đồng, nhưng sang phố Hàng Rươi, cách vài chục mét, đã được đẩy lên 25.000 đồng, rẽ vào cửa hàng trong ngõ nhỏ gần đó, con số này lại nhảy vọt lên 35.000 đồng.
Tương tự, một cành hoa anh túc được cửa hàng Thắng Hà bán với giá 10.000 đồng, nhưng ngay sát cạnh, cửa hàng Quỳnh Linh rao giá 15.000 đồng…
Sau nửa ngày lang thang ở các cửa hàng hoa, chị Ngọc cũng chọn được một ít hàng gửi về quê cho chị gái bán lẻ. “Năm nay hoa tươi chắc chắn sẽ đắt vì thời tiết không thuận lợi, thị trường hoa nhựa được dịp tung hoành. Vì thế, tốt nhất, nên tham khảo nhiều quán trước khi mua để tránh bị các chủ hàng ép giá,” chị Ngọc chia sẻ./.
Phạm Mai (Vietnam+)