Sau các đợt lũ lụt, tiếp đến là rét đậm trong những tháng cuối năm kéo dài đã làm cho những cánh đồng chuyên canh hoa ở Thừa Thiên-Huế như Phú Mậu thuộc huyện Phú Vang; Quảng Thọ, Quảng Thành ở huyện Quảng Điền; Kim Long, Phú Hậu của thành phố Huế không nở hoa đúng dịp Tết Nguyên đán.
Nhìn những ruộng hoa không hé nụ, người trồng hoa ở Huế hết sức lo lắng, bởi trung bình mỗi hộ không kể công sức, riêng tiền vốn, tiền phân bón, điện sưởi ấm cho hoa chi phí lên tới cả chục triệu đồng; nay không màng đến lãi, chỉ mong vớt vát lại số tiền vốn đã bỏ ra cũng không xong.
Trong khi người trồng hoa Tết ở Huế đang âm thầm chống chọi với thời tiết thì các làng hoa giấy ở Huế lại rộn ràng hơn bao giờ hết. Làng hoa giấy Thanh Tiên ở xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, cách trung tâm kinh thành Huế chừng 10km về phía Đông Bắc, với nghề truyền thống làm hoa giấy đã tồn tại mấy trăm năm. Năm nay, nắm bắt nhu cầu hoa giấy tăng cao vào dịp Tết, từ tháng 11/2011, người dân bắt đầu phơi tre, chọn tre và chẻ tre cho thật khéo.
Thời gian sau đó lại bắt đầu nhuộm giấy, từng nhà lại quây quần làm hoa giấy. Tất cả các công đoạn từ vót tre, tẩm màu, cắt cánh, làm nhụy hoa… đều được thực hiện bằng đôi tay khéo léo của người thợ. Công đoạn cuối cùng là tạo nếp nhăn trên hoa, tạo sự sống động cho cánh và kết lại thành từng cành, mỗi cành 9-10 bông. Hoa giấy không đẹp bằng hoa tươi, nhưng bù lại giá cả lại khá rẻ, thường mỗi cành 2.500-3.000 đồng, riêng sen giấy có giá 7.000-10.000 đồng/bông. Có bông sen được thợ sáng tạo lắp thêm đèn điện bên trong, khi thắp sáng lên, hoa trông rất đẹp.
Hiện, Thanh Tiên có 20 hộ làm hoa giấy, với đủ loại hoa màu sắc rực rỡ, giá cả bán lại rẻ nên người dân Huế hầu như chỉ quen với hoa giấy làng Thanh Tiên. Ở Thanh Tiên có dòng họ đến 4, 5 đời làm nghề này. Người làm hoa giấy hết sức khéo tay và có con mắt thẩm mỹ trong việc phối màu những cánh hoa nên hoa bán rất chạy vào dịp Tết.
Được mùa nhất có lẽ là hoa sen giấy, với sự xếp hạng là hàng "quốc hoa," nghệ nhân Thân Văn Huy, người đầu tiên có công phục hồi hoa sen bằng giấy cho biết như vậy.
Có một thời gian hoa giấy không được chuộng vì hoa nhựa của Trung Quốc, Thái Lan tràn lan với giá rẻ và bắt mắt. Từ ngày hoa sen giấy của làng xuất hiện, nhiều người trẻ ở Huế đã ưa thích hoa giấy hơn. Không những thế, nhiều nhà kinh doanh đã tìm đến đặt hàng để xuất khẩu, du khách nước ngoài về tìm mua và đặc biệt, hoa sen giấy nay trở thành một thương hiệu của Thanh Tiên được nhiều người biết đến...
Theo các cụ cao niên ở làng hoa giấy Thanh Tiên, đối với các vùng quê ở Thừa Thiên-Huế, hoa giấy còn có giá trị tinh thần khác, gắn sâu trong tâm linh của mỗi người dân nơi đây. Mỗi độ Xuân về, người ta vẫn không quên mua vài cành hoa để đặt trên bàn thờ tổ tiên, đặt trên gian bếp.
Hoa giấy được cắm đối xứng hai bên bàn thờ, nhiều kiểu cách và màu sắc đẹp, lại thêm một vài nén nhang thơm là "hương vị" ngày Tết như bao trùm cả không gian. Vì vậy, nghề hoa giấy vẫn tồn tại mãi với người dân trên đất Cố đô./.
Nhìn những ruộng hoa không hé nụ, người trồng hoa ở Huế hết sức lo lắng, bởi trung bình mỗi hộ không kể công sức, riêng tiền vốn, tiền phân bón, điện sưởi ấm cho hoa chi phí lên tới cả chục triệu đồng; nay không màng đến lãi, chỉ mong vớt vát lại số tiền vốn đã bỏ ra cũng không xong.
Trong khi người trồng hoa Tết ở Huế đang âm thầm chống chọi với thời tiết thì các làng hoa giấy ở Huế lại rộn ràng hơn bao giờ hết. Làng hoa giấy Thanh Tiên ở xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, cách trung tâm kinh thành Huế chừng 10km về phía Đông Bắc, với nghề truyền thống làm hoa giấy đã tồn tại mấy trăm năm. Năm nay, nắm bắt nhu cầu hoa giấy tăng cao vào dịp Tết, từ tháng 11/2011, người dân bắt đầu phơi tre, chọn tre và chẻ tre cho thật khéo.
Thời gian sau đó lại bắt đầu nhuộm giấy, từng nhà lại quây quần làm hoa giấy. Tất cả các công đoạn từ vót tre, tẩm màu, cắt cánh, làm nhụy hoa… đều được thực hiện bằng đôi tay khéo léo của người thợ. Công đoạn cuối cùng là tạo nếp nhăn trên hoa, tạo sự sống động cho cánh và kết lại thành từng cành, mỗi cành 9-10 bông. Hoa giấy không đẹp bằng hoa tươi, nhưng bù lại giá cả lại khá rẻ, thường mỗi cành 2.500-3.000 đồng, riêng sen giấy có giá 7.000-10.000 đồng/bông. Có bông sen được thợ sáng tạo lắp thêm đèn điện bên trong, khi thắp sáng lên, hoa trông rất đẹp.
Hiện, Thanh Tiên có 20 hộ làm hoa giấy, với đủ loại hoa màu sắc rực rỡ, giá cả bán lại rẻ nên người dân Huế hầu như chỉ quen với hoa giấy làng Thanh Tiên. Ở Thanh Tiên có dòng họ đến 4, 5 đời làm nghề này. Người làm hoa giấy hết sức khéo tay và có con mắt thẩm mỹ trong việc phối màu những cánh hoa nên hoa bán rất chạy vào dịp Tết.
Được mùa nhất có lẽ là hoa sen giấy, với sự xếp hạng là hàng "quốc hoa," nghệ nhân Thân Văn Huy, người đầu tiên có công phục hồi hoa sen bằng giấy cho biết như vậy.
Có một thời gian hoa giấy không được chuộng vì hoa nhựa của Trung Quốc, Thái Lan tràn lan với giá rẻ và bắt mắt. Từ ngày hoa sen giấy của làng xuất hiện, nhiều người trẻ ở Huế đã ưa thích hoa giấy hơn. Không những thế, nhiều nhà kinh doanh đã tìm đến đặt hàng để xuất khẩu, du khách nước ngoài về tìm mua và đặc biệt, hoa sen giấy nay trở thành một thương hiệu của Thanh Tiên được nhiều người biết đến...
Theo các cụ cao niên ở làng hoa giấy Thanh Tiên, đối với các vùng quê ở Thừa Thiên-Huế, hoa giấy còn có giá trị tinh thần khác, gắn sâu trong tâm linh của mỗi người dân nơi đây. Mỗi độ Xuân về, người ta vẫn không quên mua vài cành hoa để đặt trên bàn thờ tổ tiên, đặt trên gian bếp.
Hoa giấy được cắm đối xứng hai bên bàn thờ, nhiều kiểu cách và màu sắc đẹp, lại thêm một vài nén nhang thơm là "hương vị" ngày Tết như bao trùm cả không gian. Vì vậy, nghề hoa giấy vẫn tồn tại mãi với người dân trên đất Cố đô./.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)