Tối 7/10, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc dân tộc Việt Nam thuộc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam với hàng trăm nghệ sỹ đã biểu diễn chương trình hòa nhạc dân tộc mang tên "1.000 năm Thăng Long-Hà Nội."
Trong chương trình này biểu diễn hai tác phẩm hòa tấu mới sáng tác là "Rồng bay khai nhạc" (nhạc sỹ Nguyễn Thiện Đạo) và "Tây Hồ thoáng tiếng ca trù ngày xuân" (Phúc Linh). Đây là hai trong số bốn tác phẩm được sáng tác cho Dàn nhạc Dân tộc dành riêng biểu diễn trong Đại lễ 1.000 năm.
Hai tác phẩm mới còn lại là "Mở cõi" (Hồ Hoài Anh), "Cung bậc nước non" (Hồng Thái). Hai tác phẩm này được biểu diễn trong các chương trình mừng Đại lễ của dàn nhạc tại Hà Nội, Yên Bái, Lào Cai sau đêm trình diễn 7/10.
Ngoài tác phẩm mới, Dàn nhạc Dân tộc còn biểu diễn nhiều tiết mục đặc sắc khác thể hiện không khí hân hoan, tưng bừng đón chào Đại lễ. Đó là hòa tấu kèn trống đại nhạc cung đình Huế "Đăng đàn đơn-Mã vũ-Trống chiến;" hòa tấu dàn nhạc nhã nhạc cung đình Huế "Phẩm tuyết-Nguyên tiêu-Hồ Quảng;" hòa tấu đàn tranh "Mùa xuân;" độc tấu đàn bầu "Niềm tin chiến thắng."
Ngoài phần hòa tấu, độc tấu nhạc cụ dân tộc còn có phần biểu diễn ca khúc cùng dàn nhạc dân tộc "Mùa xuân-làng lúa, làng hoa," "Một thoáng Tây Hồ" và phần hát văn "Sáng mãi ngàn năm."
Nhạc sỹ, nghệ sỹ ưu tú Lê Phổ, Chủ nhiệm khoa Nhạc cụ truyền thống (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) cho biết, đây là chương trình hòa nhạc dân tộc huy động số nghệ sỹ tham gia nhiều nhất từ trước đến nay với các nhạc cụ truyền thống như đàn bầu, đàn nhị, đàn tranh, đàn tỳ bà, sáo, tiêu, trống, đàn T'rưng, chuông, mõ, sinh tiền. Các nghệ sỹ đã phải luyện tập trong thời gian hơn một năm qua để có chương trình biểu diễn tốt nhất phục vụ Đại lễ.
Đây là chương trình nghệ thuật đặc sắc nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Trong chương trình này biểu diễn hai tác phẩm hòa tấu mới sáng tác là "Rồng bay khai nhạc" (nhạc sỹ Nguyễn Thiện Đạo) và "Tây Hồ thoáng tiếng ca trù ngày xuân" (Phúc Linh). Đây là hai trong số bốn tác phẩm được sáng tác cho Dàn nhạc Dân tộc dành riêng biểu diễn trong Đại lễ 1.000 năm.
Hai tác phẩm mới còn lại là "Mở cõi" (Hồ Hoài Anh), "Cung bậc nước non" (Hồng Thái). Hai tác phẩm này được biểu diễn trong các chương trình mừng Đại lễ của dàn nhạc tại Hà Nội, Yên Bái, Lào Cai sau đêm trình diễn 7/10.
Ngoài tác phẩm mới, Dàn nhạc Dân tộc còn biểu diễn nhiều tiết mục đặc sắc khác thể hiện không khí hân hoan, tưng bừng đón chào Đại lễ. Đó là hòa tấu kèn trống đại nhạc cung đình Huế "Đăng đàn đơn-Mã vũ-Trống chiến;" hòa tấu dàn nhạc nhã nhạc cung đình Huế "Phẩm tuyết-Nguyên tiêu-Hồ Quảng;" hòa tấu đàn tranh "Mùa xuân;" độc tấu đàn bầu "Niềm tin chiến thắng."
Ngoài phần hòa tấu, độc tấu nhạc cụ dân tộc còn có phần biểu diễn ca khúc cùng dàn nhạc dân tộc "Mùa xuân-làng lúa, làng hoa," "Một thoáng Tây Hồ" và phần hát văn "Sáng mãi ngàn năm."
Nhạc sỹ, nghệ sỹ ưu tú Lê Phổ, Chủ nhiệm khoa Nhạc cụ truyền thống (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) cho biết, đây là chương trình hòa nhạc dân tộc huy động số nghệ sỹ tham gia nhiều nhất từ trước đến nay với các nhạc cụ truyền thống như đàn bầu, đàn nhị, đàn tranh, đàn tỳ bà, sáo, tiêu, trống, đàn T'rưng, chuông, mõ, sinh tiền. Các nghệ sỹ đã phải luyện tập trong thời gian hơn một năm qua để có chương trình biểu diễn tốt nhất phục vụ Đại lễ.
Đây là chương trình nghệ thuật đặc sắc nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)