Ngày 29/8, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Công ty IDG Việt Nam (thuộc Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG) phối hợp tổ chức Hội nghị chiến lược Sáng kiến đổi mới công nghệ và tinh thần doanh nhân khởi nghiệp ở khu vực Mekong (TIGERS@Mekong).
Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam; quan chức các nước và các bên liên quan trong lĩnh vực công nghệ đến từ Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Tại hội nghị, ông Andrew O’Brien (Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) cho biết công nhận tiềm năng của khu vực Mekong như một nguồn lực đổi mới và nỗ lực thúc đẩy cạnh tranh, tăng trưởng trong khu vực, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát động Sáng kiến đổi mới công nghệ và tinh thần doanh nhân khởi nghiệp ở khu vực Mekong như một dự án điểm trong Chương trình Kết nối Mekong tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á 2012.
Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam; quan chức các nước và các bên liên quan trong lĩnh vực công nghệ đến từ Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Tại hội nghị, ông Andrew O’Brien (Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) cho biết công nhận tiềm năng của khu vực Mekong như một nguồn lực đổi mới và nỗ lực thúc đẩy cạnh tranh, tăng trưởng trong khu vực, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát động Sáng kiến đổi mới công nghệ và tinh thần doanh nhân khởi nghiệp ở khu vực Mekong như một dự án điểm trong Chương trình Kết nối Mekong tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á 2012.
Sáng kiến đổi mới công nghệ và tinh thần doanh nhân khởi nghiệp ở khu vực Mekong liên quan đến rất nhiều vấn đề, nhưng vấn đề chủ chốt là kết nối mọi người và đưa những người có cùng khuynh hướng đi trên cùng một con đường tới thịnh vượng.
Sáng kiến đổi mới công nghệ và tinh thần doanh nhân khởi nghiệp ở khu vực Mekong là hoạt động thúc đẩy sự am hiểu của Hoa Kỳ trong việc cổ vũ tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và xây dựng các đối tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và các khu vực kinh tế tư nhân trong khu vực Mekong nhằm tăng cường các hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới; thúc đẩy và tạo điều kiện kết nối trong khu vực và khuyến khích các mô hình doanh nghiệp đổi mới ở Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Văn Thảo cho biết việc toàn cầu hóa và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế dựa vào tri thức đang đặt ra các thách thức cho các nước khu vực sông Mekong, một trong số các thách thức này chính là những khoảng cách về kiến thức và công nghệ.
Ông Thảo bày tỏ hy vọng dự án Sáng kiến đổi mới công nghệ và tinh thần doanh nhân khởi nghiệp ở khu vực Mekong sẽ là nền tảng cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các nước khu vực sông Mekong tham gia vào các dự án hợp tác công tư, đặc biệt trong việc kết nối hạ tầng công nghệ và các hoạt động trao đổi nghiên cứu tri thức.
Theo Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Văn Thảo, việc hiện đại hóa và công nghiệp hóa nhanh tại Việt Nam mở ra các cơ hội đầu tư mới trong các lĩnh vực mà Hoa Kỳ có lợi thế như cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, năng lượng tái tạo và môi trường.
Là bạn, là đối tác tin cậy, một thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẵn sàng cùng Hoa Kỳ và các nước khu vực sông Mekong tăng cường thực hiện Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong cũng như các hoạt động thực tiễn để hiện thực hóa dự án Sáng kiến đổi mới công nghệ và tinh thần doanh nhân khởi nghiệp ở khu vực Mekong trong nỗ lực cải thiện kết nối giữa các nước vì thịnh vượng chung của tiểu vùng sông Mekong và cho cả khu vực.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận các chiến lược và kế hoạch liên quan đến các thách thức và giải pháp nhằm tạo ra một môi trường hiệu quả cho các doanh nghiệp công nghệ ở khu vực hạ nguồn sông Mekong./.
Sáng kiến đổi mới công nghệ và tinh thần doanh nhân khởi nghiệp ở khu vực Mekong là hoạt động thúc đẩy sự am hiểu của Hoa Kỳ trong việc cổ vũ tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và xây dựng các đối tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và các khu vực kinh tế tư nhân trong khu vực Mekong nhằm tăng cường các hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới; thúc đẩy và tạo điều kiện kết nối trong khu vực và khuyến khích các mô hình doanh nghiệp đổi mới ở Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Văn Thảo cho biết việc toàn cầu hóa và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế dựa vào tri thức đang đặt ra các thách thức cho các nước khu vực sông Mekong, một trong số các thách thức này chính là những khoảng cách về kiến thức và công nghệ.
Ông Thảo bày tỏ hy vọng dự án Sáng kiến đổi mới công nghệ và tinh thần doanh nhân khởi nghiệp ở khu vực Mekong sẽ là nền tảng cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các nước khu vực sông Mekong tham gia vào các dự án hợp tác công tư, đặc biệt trong việc kết nối hạ tầng công nghệ và các hoạt động trao đổi nghiên cứu tri thức.
Theo Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Văn Thảo, việc hiện đại hóa và công nghiệp hóa nhanh tại Việt Nam mở ra các cơ hội đầu tư mới trong các lĩnh vực mà Hoa Kỳ có lợi thế như cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, năng lượng tái tạo và môi trường.
Là bạn, là đối tác tin cậy, một thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẵn sàng cùng Hoa Kỳ và các nước khu vực sông Mekong tăng cường thực hiện Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong cũng như các hoạt động thực tiễn để hiện thực hóa dự án Sáng kiến đổi mới công nghệ và tinh thần doanh nhân khởi nghiệp ở khu vực Mekong trong nỗ lực cải thiện kết nối giữa các nước vì thịnh vượng chung của tiểu vùng sông Mekong và cho cả khu vực.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận các chiến lược và kế hoạch liên quan đến các thách thức và giải pháp nhằm tạo ra một môi trường hiệu quả cho các doanh nghiệp công nghệ ở khu vực hạ nguồn sông Mekong./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN)