“Hòa giải thương mại ở Việt Nam vẫn đang mò mẫm"

“Hòa giải thương mại ở nước ta hiện chưa thực sự trở thành phương thức giải quyết tranh chấp độc lập và đang được thực hiện một cách mò mẫm. Pháp luật cũng chưa quy định rõ, chưa có cơ chế pháp lý cho hoạt động hòa giải. Đồng thời Việt Nam cũng chưa có các tổ chức hòa giải thương mại đúng nghĩa theo thực tiễn thương mại quốc tế.”

Đó là nhận định của tiến sỹ Nguyễn Thị Minh, Vụ phó Vụ Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp tại hội thảo “Mô mình tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam” do Bộ Tư pháp và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 24/8 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
“Hòa giải thương mại ở nước ta hiện chưa thực sự trở thành phương thức giải quyết tranh chấp độc lập và đang được thực hiện một cách mò mẫm. Pháp luật cũng chưa quy định rõ, chưa có cơ chế pháp lý cho hoạt động hòa giải. Đồng thời Việt Nam cũng chưa có các tổ chức hòa giải thương mại đúng nghĩa theo thực tiễn thương mại quốc tế.”

Đó là nhận định của tiến sỹ Nguyễn Thị Minh, Vụ phó Vụ Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp tại hội thảo “Mô mình tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam” do Bộ Tư pháp và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 24/8 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Cũng theo tiến sỹ Nguyễn Thị Minh, hiện nay giải quyết tranh chấp thương mại và dân sự ở Việt Nam vẫn tập trung vào tòa án trong khi số vụ tranh chấp tại tòa ngày càng quá tải, số vụ đưa ra tòa năm sau cao gấp đôi năm trước.

Tính trung bình mỗi thẩm phán ở tòa án kinh tế Hà Nội xử trên 30 vụ/năm còn ở Thành phố Hồ Chí Minh là 50 vụ/năm, trong khi mỗi trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chỉ xử 0,25 vụ/năm.

Theo ông Patrick J. King, thẩm phán cao cấp, trọng tài viên, hòa giải Hoa Kỳ, hòa giải có những điểm mạnh ở chỗ, các bên kiểm soát được kết quả, lựa chọn hòa giải viên, chi phí thấp hơn so với trọng tài hay tố tụng tòa án, giảm gánh nặng cho hệ thống pháp luật cũng như mang lại tính hiệu quả, tạo ra những lựa chọn mới mà các bên vẫn có thể duy trì được quan hệ.

Ở Việt Nam, hòa giải đang gặp một số rào cản như thiếu quy định pháp luật cho phép hòa giải, thiếu các hòa giải viên được đào tạo bài bản, thậm chí còn xuất hiện sự phản đối của thẩm phán và luật sư.

Để xây dựng mô hình hòa giải thương mại ở Việt Nam, tiến sỹ Nguyễn Thị Minh cho rằng cần có quy định về giá trị pháp lý của biên bản hòa giải thành theo hướng công nhận nó như một bản án của tòa án.

Chính phủ nên ban hành nghị định về hòa giải thương mại, trong đó nêu định nghĩa về hòa giải thương mại, giá trị pháp lý của hòa giải thành, trình tự thủ tục thành lập tổ chức hòa giải, yêu cầu đối với hòa giải viên, tiến tới thành lập Viện hòa giải thương mại trực thuộc cơ quan nhà nước về trọng tài như mô hình Viện trọng tài, hòa giải của Thái Lan.

Theo thạc sỹ Nguyễn Thị Tú Anh, khi xây dựng chế định hòa giải thương mại ở Việt Nam, cần chú trọng nguyên tắc giữ gìn bí mật thông tin; các bên khi hòa giải không thành vẫn có quyền đưa vụ tranh chấp ra trước trọng tài hoặc tòa án.

Trong quá trình trung gian hòa giải, cần có sự tham gia tích cực của luật sư. Ngoài ra, cũng cần xác định địa vị pháp lý của người cung cấp dịch vụ hòa giải, tiêu chuẩn hòa giải viên và chuẩn tắc đạo đức nghề nghiệp…/.

Trần Xuân Tình (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục