Tỉnh Hòa Bình vừa hoàn thành đề án quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020 và phê duyệt quy hoạch chi tiết 8 khu công nghiệp trong tỉnh gồm khu công nghiệp Lương Sơn, bờ trái sông Đà, Mông Hóa, Yên Quang, khu công nghiệp nam Lương Sơn, Thanh Hà, Lạc Thịnh, Nhuận Trạch.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, Ban Quản lý đã làm tốt công tác quảng bá, giới thiệu những chính sách ưu đãi của tỉnh Hòa Bình. Đặc biệt coi trọng công tác cải cách hành chính giảm thời gian xét cấp giấy chứng nhận đầu tư từ 15 ngày xuống còn 3 ngày; cấp giấy phép xây dựng ngay sau khi có kết quả thẩm định thiết kế cơ sở.
Ông Đỗ Hải Hồ, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cho biết cải cách hành chính đã làm giảm đáng kể thời gian chuẩn bị đầu tư, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động sản xuất.
Do vậy, năm 2011, trong điều kiện rất khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng các khu công nghiệp trong tỉnh đã thu hút được 3 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay với tổng vốn đăng ký gần 100 triệu USD.
Tiến sỹ Đỗ Hải Hồ cũng cho hay bên cạnh những kết quả đạt được, trong 5 năm qua, việc phát triển các khu công nghiệp của Hòa Bình vẫn còn một số bất cập, đó là: số lượng các khu công nghiệp được đầu tư hạ tầng đi vào hoạt động còn ít, dẫn đến chưa có nhiều quỹ đất sạch để thu hút đầu tư; tiến độ triển khai một số dự án còn chậm.
Để các khu công nghiệp trong tỉnh hoạt động có hiệu quả hơn, trong thời gian tới tỉnh sẽ thực hiện một số giải pháp như thu hút dự án đầu tư có chọn lọc doanh nghiệp, hướng tới các dự án có giá trị gia tăng cao, đóng góp nhiều cho ngân sách, đảm bảo an sinh xã hội và giữ vững môi trường. Tiến hành xây dựng nhà ở công nhân và một số dịch vụ xã hội phục vụ đời sống công nhân. Ban Quản lý sẽ đào tạo nâng cao năng lực cán bộ theo hướng làm việc chuyên nghiệp, am hiểu luật pháp, ngoại ngữ, luôn đồng hành cùng doanh nghiệp.
Từ năm 2007 đến nay, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình đã cấp 52 giấy chứng nhận đầu tư, trong đó 6 tháng đầu năm 2012 tiếp nhận và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án với tổng vốn trên 70 tỷ đồng; điều chỉnh 3 dự án và hiện đang xem xét, thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Lạc Thịnh của BTG Slovensko, S.R.O và dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Nhuận Trạch của Công ty CP Coma số 18.
Các khu công nghiệp tỉnh hiện có 49 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư 153,1 triệu USD và 3.816,5 tỷ đồng, tăng 8 lần về số dự án đầu tư và số vốn đăng ký so với 2007. Có 26 dự án đi vào sản xuất- kinh doanh, tổng doanh thu ước đạt 3.000 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần so với năm 2007; xuất khẩu đạt 47 triệu USD, nhập khẩu 23 triệu USD; nộp ngân sách 80 tỷ đồng, tăng gấp 12 lần so với 2007, giải quyết việc làm cho gần 4.000 lao động, chủ yếu là lao động địa phương.
Ban Quản lý thường xuyên đôn đốc các doanh nghiệp triển khai xây dựng đúng theo thiết kế, tuân thủ quy hoạch xây dựng. Chú trọng hướng dẫn các doanh nghiệp chấp hành các quy định của pháp luật về BVMT, phòng - chống cháy nổ, do vậy các dự án đã đi vào hoạt động đều bảo đảm tiêu chuẩn về môi trường./.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, Ban Quản lý đã làm tốt công tác quảng bá, giới thiệu những chính sách ưu đãi của tỉnh Hòa Bình. Đặc biệt coi trọng công tác cải cách hành chính giảm thời gian xét cấp giấy chứng nhận đầu tư từ 15 ngày xuống còn 3 ngày; cấp giấy phép xây dựng ngay sau khi có kết quả thẩm định thiết kế cơ sở.
Ông Đỗ Hải Hồ, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cho biết cải cách hành chính đã làm giảm đáng kể thời gian chuẩn bị đầu tư, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động sản xuất.
Do vậy, năm 2011, trong điều kiện rất khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng các khu công nghiệp trong tỉnh đã thu hút được 3 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay với tổng vốn đăng ký gần 100 triệu USD.
Tiến sỹ Đỗ Hải Hồ cũng cho hay bên cạnh những kết quả đạt được, trong 5 năm qua, việc phát triển các khu công nghiệp của Hòa Bình vẫn còn một số bất cập, đó là: số lượng các khu công nghiệp được đầu tư hạ tầng đi vào hoạt động còn ít, dẫn đến chưa có nhiều quỹ đất sạch để thu hút đầu tư; tiến độ triển khai một số dự án còn chậm.
Để các khu công nghiệp trong tỉnh hoạt động có hiệu quả hơn, trong thời gian tới tỉnh sẽ thực hiện một số giải pháp như thu hút dự án đầu tư có chọn lọc doanh nghiệp, hướng tới các dự án có giá trị gia tăng cao, đóng góp nhiều cho ngân sách, đảm bảo an sinh xã hội và giữ vững môi trường. Tiến hành xây dựng nhà ở công nhân và một số dịch vụ xã hội phục vụ đời sống công nhân. Ban Quản lý sẽ đào tạo nâng cao năng lực cán bộ theo hướng làm việc chuyên nghiệp, am hiểu luật pháp, ngoại ngữ, luôn đồng hành cùng doanh nghiệp.
Từ năm 2007 đến nay, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình đã cấp 52 giấy chứng nhận đầu tư, trong đó 6 tháng đầu năm 2012 tiếp nhận và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án với tổng vốn trên 70 tỷ đồng; điều chỉnh 3 dự án và hiện đang xem xét, thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Lạc Thịnh của BTG Slovensko, S.R.O và dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Nhuận Trạch của Công ty CP Coma số 18.
Các khu công nghiệp tỉnh hiện có 49 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư 153,1 triệu USD và 3.816,5 tỷ đồng, tăng 8 lần về số dự án đầu tư và số vốn đăng ký so với 2007. Có 26 dự án đi vào sản xuất- kinh doanh, tổng doanh thu ước đạt 3.000 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần so với năm 2007; xuất khẩu đạt 47 triệu USD, nhập khẩu 23 triệu USD; nộp ngân sách 80 tỷ đồng, tăng gấp 12 lần so với 2007, giải quyết việc làm cho gần 4.000 lao động, chủ yếu là lao động địa phương.
Ban Quản lý thường xuyên đôn đốc các doanh nghiệp triển khai xây dựng đúng theo thiết kế, tuân thủ quy hoạch xây dựng. Chú trọng hướng dẫn các doanh nghiệp chấp hành các quy định của pháp luật về BVMT, phòng - chống cháy nổ, do vậy các dự án đã đi vào hoạt động đều bảo đảm tiêu chuẩn về môi trường./.
Nhan Sinh (TTXVN)