Đến với Hòa Bình xuân này, dù ngược quốc lộ 6 bằng đường bộ hay đi thuyền dọc hồ sông Đà, ai cũng thấy được màu xanh bất tận của những cánh rừng đang khép tán. Thật hiếm thấy cảnh những quả đồi trọc do đốt rừng làm nương như những năm trước đây.
Có được thành quả ấy là do công tác quản lý và bảo vệ rừng của tỉnh đã đi vào nền nếp, người dân được hưởng lợi từ nhiều chương trình phát triển kinh tế-xã hội, kinh tế rừng đã phát huy hiệu quả, rừng phòng hộ đang xanh trở lại.
Cách đây khoảng mươi năm, xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi là điểm nóng về khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Từ một xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ đói nghèo trên 50%, không bảo đảm an ninh lương thực, xã đã phát triển kinh tế rừng bằng việc trồng luồng, kết hợp trồng gừng và chăn nuôi. Hiện nay, xã đã trồng 600 ha luồng và cây ăn quả.
Ông Bùi Văn Mầm, Trưởng xóm Khú cho biết: Người dân đã cơ bản tận dụng hết đất để trồng luồng, gừng, cây ăn quả. Nhiều gia đình đã có của ăn, của để. Thượng Tiến không còn tình trạng vào rừng đặc dụng khai thác lâm sản trái phép.
Mặc dù năm 2012, huyện Kim Bôi đặt kế hoạch trồng mới 800 ha rừng nhưng đến hết tháng 12, toàn huyện đã trồng mới 2.162,5 ha, vượt kế hoạch 216%. Diện tích rừng được trồng chủ yếu là rừng kinh tế, do người dân tự đầu tư kinh phí để trồng rừng. Một số xã có diện tích trồng rừng lớn là Sơn Thủy 190 ha, Nuông Dăm trên 200 ha, Kim Sơn 140 ha, Thượng Bì 147 ha, Bình Sơn 70 ha, Đông Bắc 75 ha, Cuối Hạ 65 ha…
Huyện tập trung chỉ đạo các xã khai thác rừng trồng đến kỳ thu hoạch với diện tích 1.374,9 ha, sản lượng gỗ đạt từ 60-70 triệu đồng/ha. Các xã chủ động khai thác đến đâu, trồng mới luôn đến đó. Năm 2012, xã, thị trấn trong huyện Kim Bôi khai thác được gần 70.000 m3 gỗ rừng trồng giá trị thu được hơn 90 tỷ đồng. Ở xã Kim Truy có 3-5 hộ có diện tích từ 3-5 ha cho thu nhập từ 50-60 triệu đồng/ha.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Hòa Bình-Hoàng Văn Tứ khẳng định: Người dân trên địa bàn tỉnh có thể sống ổn định từ nghề rừng. Cứ trồng 1ha luồng khoảng 200 gốc, sau 4 năm, riêng tiền bán măng chắc chắn thu từ 10-15 triệu đồng. Tre Bát Độ cũng cho thu nhập tương đương với trồng luồng. Còn nếu trồng rừng sản xuất, sau một chu kỳ cây, 1 ha ở mức độ quảng canh có thể thu từ 25-35 triệu đồng.
Nếu như các năm trước đây, người dân hoàn toàn trông chờ vào các dự án trồng rừng của Nhà nước, thì hiện nay nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã tự bỏ vốn hoặc vay vốn ngân hàng để trồng rừng kinh tế, cả tỉnh có trên 1.000 trang trại rừng quy mô vừa và nhỏ cho thu nhập trung bình từ 40-50 triệu đồng. Rõ ràng, kinh tế rừng đang góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, tạo chuyển biến rõ nét cho bộ mặt nông thôn miền núi. Hệ thống khu vực rừng phòng hộ xung yếu ven hồ thủy điện Hòa Bình được quy hoạch trên 56.000 ha, gồm 16 xã của ba huyện Mai Châu, Tân Lạc và Đà Bắc.
Để nông dân có thể sống ổn định từ kinh tế rừng, tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích, bảo vệ và phát triển kinh tế rừng như: các chính sách hưởng lợi từ rừng; chính sách vay vốn phát triển vùng nguyên liệu, hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm sản; chính sách khuyến lâm. Cùng với đó, các dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, rừng nguyên liệu, rừng phòng hộ lồng ghép với các Chương trình 472, 135, chính sách xóa đói giảm nghèo, vay vốn ưu đãi để trồng rừng từ nguồn vốn Trung ương, ngân sách địa phương, vốn tín dụng tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế rừng, gắn bó với rừng. Một số huyện như Lạc Thủy, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn đã xác định được thế mạnh từ kinh tế đồi rừng, trong đó có một số cây trồng thích hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao như: luồng, lát, keo, lim...
Năm 2013, tỉnh Hòa Bình có kế koạch trồng rừng mới 7.000 ha, đồng thời đưa vào sử dụng Nhà máy ván sợi ép (do Công ty Trách nhiệm hữu hạn MDF Vinafor - Tân An Hòa Bình làm chủ đầu tư) tại huyện Yên Thủy có công suất thiết kế khoảng 54.000m3 ván MDF/năm sẽ giải quyết ổn định nguyên liệu gỗ rừng trồng của nông dân. Những cánh rừng đã và đang mang lại cuộc sống no ấm cho người dân./.
Có được thành quả ấy là do công tác quản lý và bảo vệ rừng của tỉnh đã đi vào nền nếp, người dân được hưởng lợi từ nhiều chương trình phát triển kinh tế-xã hội, kinh tế rừng đã phát huy hiệu quả, rừng phòng hộ đang xanh trở lại.
Cách đây khoảng mươi năm, xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi là điểm nóng về khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Từ một xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ đói nghèo trên 50%, không bảo đảm an ninh lương thực, xã đã phát triển kinh tế rừng bằng việc trồng luồng, kết hợp trồng gừng và chăn nuôi. Hiện nay, xã đã trồng 600 ha luồng và cây ăn quả.
Ông Bùi Văn Mầm, Trưởng xóm Khú cho biết: Người dân đã cơ bản tận dụng hết đất để trồng luồng, gừng, cây ăn quả. Nhiều gia đình đã có của ăn, của để. Thượng Tiến không còn tình trạng vào rừng đặc dụng khai thác lâm sản trái phép.
Mặc dù năm 2012, huyện Kim Bôi đặt kế hoạch trồng mới 800 ha rừng nhưng đến hết tháng 12, toàn huyện đã trồng mới 2.162,5 ha, vượt kế hoạch 216%. Diện tích rừng được trồng chủ yếu là rừng kinh tế, do người dân tự đầu tư kinh phí để trồng rừng. Một số xã có diện tích trồng rừng lớn là Sơn Thủy 190 ha, Nuông Dăm trên 200 ha, Kim Sơn 140 ha, Thượng Bì 147 ha, Bình Sơn 70 ha, Đông Bắc 75 ha, Cuối Hạ 65 ha…
Huyện tập trung chỉ đạo các xã khai thác rừng trồng đến kỳ thu hoạch với diện tích 1.374,9 ha, sản lượng gỗ đạt từ 60-70 triệu đồng/ha. Các xã chủ động khai thác đến đâu, trồng mới luôn đến đó. Năm 2012, xã, thị trấn trong huyện Kim Bôi khai thác được gần 70.000 m3 gỗ rừng trồng giá trị thu được hơn 90 tỷ đồng. Ở xã Kim Truy có 3-5 hộ có diện tích từ 3-5 ha cho thu nhập từ 50-60 triệu đồng/ha.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Hòa Bình-Hoàng Văn Tứ khẳng định: Người dân trên địa bàn tỉnh có thể sống ổn định từ nghề rừng. Cứ trồng 1ha luồng khoảng 200 gốc, sau 4 năm, riêng tiền bán măng chắc chắn thu từ 10-15 triệu đồng. Tre Bát Độ cũng cho thu nhập tương đương với trồng luồng. Còn nếu trồng rừng sản xuất, sau một chu kỳ cây, 1 ha ở mức độ quảng canh có thể thu từ 25-35 triệu đồng.
Nếu như các năm trước đây, người dân hoàn toàn trông chờ vào các dự án trồng rừng của Nhà nước, thì hiện nay nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã tự bỏ vốn hoặc vay vốn ngân hàng để trồng rừng kinh tế, cả tỉnh có trên 1.000 trang trại rừng quy mô vừa và nhỏ cho thu nhập trung bình từ 40-50 triệu đồng. Rõ ràng, kinh tế rừng đang góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, tạo chuyển biến rõ nét cho bộ mặt nông thôn miền núi. Hệ thống khu vực rừng phòng hộ xung yếu ven hồ thủy điện Hòa Bình được quy hoạch trên 56.000 ha, gồm 16 xã của ba huyện Mai Châu, Tân Lạc và Đà Bắc.
Để nông dân có thể sống ổn định từ kinh tế rừng, tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích, bảo vệ và phát triển kinh tế rừng như: các chính sách hưởng lợi từ rừng; chính sách vay vốn phát triển vùng nguyên liệu, hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm sản; chính sách khuyến lâm. Cùng với đó, các dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, rừng nguyên liệu, rừng phòng hộ lồng ghép với các Chương trình 472, 135, chính sách xóa đói giảm nghèo, vay vốn ưu đãi để trồng rừng từ nguồn vốn Trung ương, ngân sách địa phương, vốn tín dụng tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế rừng, gắn bó với rừng. Một số huyện như Lạc Thủy, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn đã xác định được thế mạnh từ kinh tế đồi rừng, trong đó có một số cây trồng thích hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao như: luồng, lát, keo, lim...
Năm 2013, tỉnh Hòa Bình có kế koạch trồng rừng mới 7.000 ha, đồng thời đưa vào sử dụng Nhà máy ván sợi ép (do Công ty Trách nhiệm hữu hạn MDF Vinafor - Tân An Hòa Bình làm chủ đầu tư) tại huyện Yên Thủy có công suất thiết kế khoảng 54.000m3 ván MDF/năm sẽ giải quyết ổn định nguyên liệu gỗ rừng trồng của nông dân. Những cánh rừng đã và đang mang lại cuộc sống no ấm cho người dân./.
Nhan Sinh (TTXVN)