Ngày 21/7, giáo sư kinh tế Amartya Sen thuộc Đại học Harvard, Mỹ, chủ nhân giải Nobel Kinh tế năm 1998, khẳng định hòa bình phải nằm trong chương trình nghị sự phát triển, bởi hòa bình không chỉ là tài sản quý báu của nhân loại, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển con người.
Thuyết trình về chủ đề "Hòa bình, bạo lực và phát triển trong xã hội hiện đại" tại Ủy ban Kinh tế-Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (ESCAP), giáo sư Sen nhấn mạnh, thông qua một chính phủ ổn định và năng động, hòa bình giúp thúc đẩy phát triển, tạo điều kiện đẩy nhanh công nghiệp hóa, đồng thời tăng cường một cách bền vững giáo dục và các dịch vụ y tế.
Thúc đẩy phát triển con người đòi hỏi đường lối bao quát hơn nhiều so với xóa đói nghèo, bởi chương trình nghị sự phát triển phải bao gồm vấn đề an ninh con người. Để loại trừ bạo lực, xóa đói nghèo chưa đủ, mà cần tích hợp các vấn đề kinh tế, xã hội và văn hóa. Tăng cường an ninh con người cần một đường lối vượt quá các vấn đề kinh tế.
Giáo sư Sen cũng bác bỏ quan điểm cho rằng xung đột toàn cầu là xung đột giữa các nền văn minh và kêu gọi cần nhận thức rộng hơn về sự phong phú của bản sắc con người. Ông nhấn mạnh, bản sắc con người bao gồm các bản sắc về cộng đồng, khu vực, quốc gia, toàn cầu và tôn giáo.
Liên hợp quốc đánh giá cao những đóng góp của giáo sư Sen vào quá trình nâng cao nhận thức về phát triển con người, đồng thời nhấn mạnh xung đột và bạo lực ở các khu vực khác nhau trên thế giới và khu vực châu Á-Thái Bình Dương không chỉ đe dọa phát triển, mà còn dẫn đến những tổn thương lớn về con người.
Thuyết trình của giáo sư Sen nằm trong chương trình thuyết trình của các nhân vật nổi tiếng thế giới về hòa bình và an ninh con người do ESCAP tổ chức và được truyền hình trực tiếp tại thủ đô nhiều nước trong khu vực./.
Thuyết trình về chủ đề "Hòa bình, bạo lực và phát triển trong xã hội hiện đại" tại Ủy ban Kinh tế-Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (ESCAP), giáo sư Sen nhấn mạnh, thông qua một chính phủ ổn định và năng động, hòa bình giúp thúc đẩy phát triển, tạo điều kiện đẩy nhanh công nghiệp hóa, đồng thời tăng cường một cách bền vững giáo dục và các dịch vụ y tế.
Thúc đẩy phát triển con người đòi hỏi đường lối bao quát hơn nhiều so với xóa đói nghèo, bởi chương trình nghị sự phát triển phải bao gồm vấn đề an ninh con người. Để loại trừ bạo lực, xóa đói nghèo chưa đủ, mà cần tích hợp các vấn đề kinh tế, xã hội và văn hóa. Tăng cường an ninh con người cần một đường lối vượt quá các vấn đề kinh tế.
Giáo sư Sen cũng bác bỏ quan điểm cho rằng xung đột toàn cầu là xung đột giữa các nền văn minh và kêu gọi cần nhận thức rộng hơn về sự phong phú của bản sắc con người. Ông nhấn mạnh, bản sắc con người bao gồm các bản sắc về cộng đồng, khu vực, quốc gia, toàn cầu và tôn giáo.
Liên hợp quốc đánh giá cao những đóng góp của giáo sư Sen vào quá trình nâng cao nhận thức về phát triển con người, đồng thời nhấn mạnh xung đột và bạo lực ở các khu vực khác nhau trên thế giới và khu vực châu Á-Thái Bình Dương không chỉ đe dọa phát triển, mà còn dẫn đến những tổn thương lớn về con người.
Thuyết trình của giáo sư Sen nằm trong chương trình thuyết trình của các nhân vật nổi tiếng thế giới về hòa bình và an ninh con người do ESCAP tổ chức và được truyền hình trực tiếp tại thủ đô nhiều nước trong khu vực./.
(TTXVN/Vietnam+)