Dự án xây dựng nhà máy đóng tàu Hòa Bình của Công ty Công nghiệp tàu thủy và Xây dựng Sông Hồng (Hà Nội) được Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình ký quyết định, phê duyệt ngày 16/1/2006.
Cũng thời gian đó, người dân xóm Mới, xã Thung Nai, huyện Cao Phong, Hòa Bình bị thu hồi 17,6ha đất để triển khai dự án; tuy nhiên cho đến thời điểm này, nhà máy vẫn chưa thấy đâu, thay vào đó là cỏ mọc ngang đầu!
Địa điểm được chọn để triển khai dự án nằm ở vị trí “đắc địa” của xã trước đây nhưng giờ nhiều chỗ cỏ mọc hoang tàn, hiện chỉ có một nhà sàn có treo biển mang dòng chữ Công ty cổ phần đầu tư Vinashin - Hòa Bình và mấy chiếc ca nô bỏ không. Ngoài ra, trong khuôn viên 17,6ha còn có thêm hai chiếc chòi nghỉ lợp lá cọ, dưới có bộ ghế đá ngồi chơi.
Ông Bùi Văn Nhàn, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thung Nai cho biết, từ ngày thu hồi đất đến nay, nhà máy chỉ xây được tường rào, nhà kho và vài cái chòi, còn lại chưa thấy triển khai gì thêm. Khu tái định cư do chủ đầu tư thiết kế xây dựng cũng chưa hoàn thiện nên 24 hộ phải di dời chưa đến ở được. Các hộ nhận tiền đền bù đều ra ngoài mua đất xây nhà để ở, cao hơn so với giá đền bù.
Ông Bùi Văn Hành, người dân trong xóm cho biết, gia đình có bốn khẩu, nguồn thu chính là trồng lúa và cây ăn quả. Trước đây gia đình có gần 2.000m2 đất ở và sản xuất. Sau khi được đền bù gần 200 triệu đồng, không muốn vào khu tái định cư bởi chưa có điện và nguồn nước sinh hoạt, gia đình đã phải mua đất và xây dựng nhà ở bên ngoài. Không có đất sản xuất gần nhà, cả gia đình phải lên đồi trồng ngô, trồng sắn sống qua ngày.
Trước đây, người dân quanh vùng hy vọng khi dự án triển khai, xã Thung Nai sẽ trở thành điểm du lịch thu hút khách, kinh tế của địa phương sẽ phát triển mạnh hơn. Những hộ bị thu hồi đất mong muốn sẽ được nhận vào làm công nhân trong nhà máy, cuộc sống đỡ vất vả hơn nhưng sau bốn năm, hiện đất vẫn bỏ hoang...
Anh Bùi Hồng Vui, nhà có sáu khẩu, kinh tế phụ thuộc chính vào diện tích làm ruộng, từ khi bị thu hồi đất, gia đình phải đi làm bốc vác thuê tại bến cảng Thung Nai, huyện Cao Phong, Hòa Bình. Nhiều hôm không có việc cũng chả biết làm gì, cuộc sống trở nên bấp bênh.
Một dự án tưởng chừng sẽ giúp kinh tế địa phương vươn lên nhưng qua nhiều năm vẫn nằm im bất động, gây lãng phí diện tích tài nguyên lớn trong khi có thể đem lại cho nhiều nông dân một cuộc sống tạm ổn. Sẽ không có sự lãng phí này nếu các đơn vị liên quan có những biện pháp khả thi hơn để dự án được triển khai đúng kế hoạch./.
Cũng thời gian đó, người dân xóm Mới, xã Thung Nai, huyện Cao Phong, Hòa Bình bị thu hồi 17,6ha đất để triển khai dự án; tuy nhiên cho đến thời điểm này, nhà máy vẫn chưa thấy đâu, thay vào đó là cỏ mọc ngang đầu!
Địa điểm được chọn để triển khai dự án nằm ở vị trí “đắc địa” của xã trước đây nhưng giờ nhiều chỗ cỏ mọc hoang tàn, hiện chỉ có một nhà sàn có treo biển mang dòng chữ Công ty cổ phần đầu tư Vinashin - Hòa Bình và mấy chiếc ca nô bỏ không. Ngoài ra, trong khuôn viên 17,6ha còn có thêm hai chiếc chòi nghỉ lợp lá cọ, dưới có bộ ghế đá ngồi chơi.
Ông Bùi Văn Nhàn, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thung Nai cho biết, từ ngày thu hồi đất đến nay, nhà máy chỉ xây được tường rào, nhà kho và vài cái chòi, còn lại chưa thấy triển khai gì thêm. Khu tái định cư do chủ đầu tư thiết kế xây dựng cũng chưa hoàn thiện nên 24 hộ phải di dời chưa đến ở được. Các hộ nhận tiền đền bù đều ra ngoài mua đất xây nhà để ở, cao hơn so với giá đền bù.
Ông Bùi Văn Hành, người dân trong xóm cho biết, gia đình có bốn khẩu, nguồn thu chính là trồng lúa và cây ăn quả. Trước đây gia đình có gần 2.000m2 đất ở và sản xuất. Sau khi được đền bù gần 200 triệu đồng, không muốn vào khu tái định cư bởi chưa có điện và nguồn nước sinh hoạt, gia đình đã phải mua đất và xây dựng nhà ở bên ngoài. Không có đất sản xuất gần nhà, cả gia đình phải lên đồi trồng ngô, trồng sắn sống qua ngày.
Trước đây, người dân quanh vùng hy vọng khi dự án triển khai, xã Thung Nai sẽ trở thành điểm du lịch thu hút khách, kinh tế của địa phương sẽ phát triển mạnh hơn. Những hộ bị thu hồi đất mong muốn sẽ được nhận vào làm công nhân trong nhà máy, cuộc sống đỡ vất vả hơn nhưng sau bốn năm, hiện đất vẫn bỏ hoang...
Anh Bùi Hồng Vui, nhà có sáu khẩu, kinh tế phụ thuộc chính vào diện tích làm ruộng, từ khi bị thu hồi đất, gia đình phải đi làm bốc vác thuê tại bến cảng Thung Nai, huyện Cao Phong, Hòa Bình. Nhiều hôm không có việc cũng chả biết làm gì, cuộc sống trở nên bấp bênh.
Một dự án tưởng chừng sẽ giúp kinh tế địa phương vươn lên nhưng qua nhiều năm vẫn nằm im bất động, gây lãng phí diện tích tài nguyên lớn trong khi có thể đem lại cho nhiều nông dân một cuộc sống tạm ổn. Sẽ không có sự lãng phí này nếu các đơn vị liên quan có những biện pháp khả thi hơn để dự án được triển khai đúng kế hoạch./.
Nguyễn Quốc Trị (Vietnam+)