Ngày 23/10, Bộ Y tế đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức "Hội thảo thamvấn xây dựng dự án hỗ trợ y tế các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc Bộ(NERRD)".
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ dự án hỗ trợ y tế vùng đồngbằng Sông Hồng và Đông Bắc Bộ sẽ đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các bệnhviện tuyến tỉnh; đồng thời hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế và đào tạoquản lý bệnh viện.
Đây là những đầu tư thiết thực nhằm giúp các bệnh viện nângcao năng lực, nâng cấp về trình độ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là khoakhám chữa bệnh.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận đóng góp ý kiếnvào nội dung của dự án và kế hoạch triển hai tại các địa phương...
Tiến sĩ Phạm Lê Tuấn, Vụ trưởng Vụ Khoa học-Tài chính, Bộ Y tế cho biết dựán NERRD sẽ được triển khai tại Bộ Y tế và 13 tỉnh trong 6 năm (2012 - 2018).
Mục tiêu của dự án là khuyến khích người dân, đặc biệt là nhóm cận nghèo và cácnhóm đối tượng không bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế để được bảo vệ tránh cácrủi ro về tài chính khi đau ốm, đồng thời tăng tính bền vững về tài chính củaquỹ bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó dự án còn đầu tư nâng cấp trang thiết bị cơ bảncho các bệnh viện tuyến tỉnh, một số bệnh viện huyện trong 5 nhóm chuyên khoa ưutiên gồm Sản khoa, Nhi khoa, Ung bướu, Tim mạch và Chấn thương nhằm nâng cao khảnăng kỹ thuật, chất lượng dịch vụ y tế, góp phần chống quá tải ở các tuyến trên.
Dự án còn giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ của nhóm cần được quan tâm (bà mẹ,trẻ em, người nghèo, người dân tộc thiểu số) thông qua việc tăng cường về sốlượng và chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thiết yếu, trọng tâm là cácdịch cụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại tuyến xã; thực hiện và đánh giá hiệu quảphương thức cấp ngân sách mới cho y tế dựa trên kết quả, thay vì phương thức dựatrên đầu vào...
Hiện nay tại Việt Nam có 5 dự án y tế sử dụng vốn viện trợ nước ngoài ápdụng phương pháp hỗ trợ theo vùng gồm dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Tây Nguyên, hỗtrợ y tế các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, hỗ trợ y tế 7 tỉnh đặc biệt khó khănmiền núi phía Bắc, hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ và hỗ trợ y tế các tỉnh NamTrung Bộ.
Các dự án có độ bao phủ rộng, tác động đến nhiều vấn đề y tế ưu tiêncủa các vùng.
Trên cơ sở thực tiễn của các dự án này, dự án NERRD sẽ tiếp tục hỗtrợ cho khu vực đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc Bộ, bổ sung nguồn vốn cho cáctỉnh thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành.
Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực đạt được những thànhtựu vượt bậc về các mục tiêu Thiên niên kỷ về sức khoẻ và đang từng bước đạtđược tất cả các mục tiêu này.
Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cónhiều thay đổi về mô hình bệnh tật và dịch tễ học. Dịch SARS, cúm gia cầm vàthay đổi khí hậu đã có những tác động không nhỏ tới sức khoẻ người dân và hệthống y tế Việt Nam cần phải hoàn thiện và điều chỉnh với mô hình bệnh tật.
Donhững thay đổi về dịch tễ học, các bệnh không truyền nhiễm trở thành gánh nặngbệnh tật chính gây ra 60% ca tử vong và 25% thương tật.
Trong khi đó, phần lớncác trường hợp mắc và chết sớm do các bệnh không truyền nhiễm lại có thể phòngngừa được nếu có các can thiệp y tế hiệu quả.
Bên cạnh đó, tình trạng quá tảitại các bệnh viện tuyến trên vẫn chưa giảm. Ngày nằm viện bình quân của các bệnhviện của Việt Nam còn dài (trung bình 10 ngày so với 3- 4 ngày ở các nước pháttriển).../.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ dự án hỗ trợ y tế vùng đồngbằng Sông Hồng và Đông Bắc Bộ sẽ đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các bệnhviện tuyến tỉnh; đồng thời hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế và đào tạoquản lý bệnh viện.
Đây là những đầu tư thiết thực nhằm giúp các bệnh viện nângcao năng lực, nâng cấp về trình độ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là khoakhám chữa bệnh.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận đóng góp ý kiếnvào nội dung của dự án và kế hoạch triển hai tại các địa phương...
Tiến sĩ Phạm Lê Tuấn, Vụ trưởng Vụ Khoa học-Tài chính, Bộ Y tế cho biết dựán NERRD sẽ được triển khai tại Bộ Y tế và 13 tỉnh trong 6 năm (2012 - 2018).
Mục tiêu của dự án là khuyến khích người dân, đặc biệt là nhóm cận nghèo và cácnhóm đối tượng không bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế để được bảo vệ tránh cácrủi ro về tài chính khi đau ốm, đồng thời tăng tính bền vững về tài chính củaquỹ bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó dự án còn đầu tư nâng cấp trang thiết bị cơ bảncho các bệnh viện tuyến tỉnh, một số bệnh viện huyện trong 5 nhóm chuyên khoa ưutiên gồm Sản khoa, Nhi khoa, Ung bướu, Tim mạch và Chấn thương nhằm nâng cao khảnăng kỹ thuật, chất lượng dịch vụ y tế, góp phần chống quá tải ở các tuyến trên.
Dự án còn giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ của nhóm cần được quan tâm (bà mẹ,trẻ em, người nghèo, người dân tộc thiểu số) thông qua việc tăng cường về sốlượng và chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thiết yếu, trọng tâm là cácdịch cụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại tuyến xã; thực hiện và đánh giá hiệu quảphương thức cấp ngân sách mới cho y tế dựa trên kết quả, thay vì phương thức dựatrên đầu vào...
Hiện nay tại Việt Nam có 5 dự án y tế sử dụng vốn viện trợ nước ngoài ápdụng phương pháp hỗ trợ theo vùng gồm dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Tây Nguyên, hỗtrợ y tế các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, hỗ trợ y tế 7 tỉnh đặc biệt khó khănmiền núi phía Bắc, hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ và hỗ trợ y tế các tỉnh NamTrung Bộ.
Các dự án có độ bao phủ rộng, tác động đến nhiều vấn đề y tế ưu tiêncủa các vùng.
Trên cơ sở thực tiễn của các dự án này, dự án NERRD sẽ tiếp tục hỗtrợ cho khu vực đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc Bộ, bổ sung nguồn vốn cho cáctỉnh thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành.
Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực đạt được những thànhtựu vượt bậc về các mục tiêu Thiên niên kỷ về sức khoẻ và đang từng bước đạtđược tất cả các mục tiêu này.
Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cónhiều thay đổi về mô hình bệnh tật và dịch tễ học. Dịch SARS, cúm gia cầm vàthay đổi khí hậu đã có những tác động không nhỏ tới sức khoẻ người dân và hệthống y tế Việt Nam cần phải hoàn thiện và điều chỉnh với mô hình bệnh tật.
Donhững thay đổi về dịch tễ học, các bệnh không truyền nhiễm trở thành gánh nặngbệnh tật chính gây ra 60% ca tử vong và 25% thương tật.
Trong khi đó, phần lớncác trường hợp mắc và chết sớm do các bệnh không truyền nhiễm lại có thể phòngngừa được nếu có các can thiệp y tế hiệu quả.
Bên cạnh đó, tình trạng quá tảitại các bệnh viện tuyến trên vẫn chưa giảm. Ngày nằm viện bình quân của các bệnhviện của Việt Nam còn dài (trung bình 10 ngày so với 3- 4 ngày ở các nước pháttriển).../.
Thu Phương (TTXVN)