Trong chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư giới thiệu các thị trường trọng điểm cho các doanh nghiệp, ngày 24/8, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (VCCI HCMC) đã tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga.”
Thị trường Nga là một trong những thị trường trọng điểm của Việt Nam. Năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 1,29% và đạt 1,827 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu đạt 829 triệu USD và nhập khẩu là 999 triệu USD.
Trong sáu tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều hai nước đã đạt 984 triệu USD (xuất khẩu 628 triệu USD, nhập khẩu đạt 356 triệu USD). Dấu hiệu đáng mừng là Việt Nam đang giảm dần tỷ trọng nhập khẩu từ Nga và tăng dần xuất khẩu. Hai nước đang nỗ lực phấn đấu để kim ngạch hai chiều đạt 3 tỷ USD vào năm 2012 và 10 tỷ USD vào năm 2020.
Theo ông Võ Tấn Thành, Giám đốc VCCI HCMC, công tác xúc tiến đang được đẩy mạnh để nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể nhận biết được cơ hội và các kênh tiếp cận thị trường này trong thời gian tới. Biện pháp trước mắt là tăng cường trao đổi thông tin về thị trường, làm rõ thách thức và các rào cản có thể có như các quy định thuế quan, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề thanh toán, hỗ trợ tín dụng thương mại…
Ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu, Bộ Công Thương đã giới thiệu về quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước Liên minh Hải quan (Nga, Belarus, Kazakhstan), ý nghĩa của việc ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan và tin tưởng rằng việc này sẽ mở thêm cho các doanh nghiệp Việt Nam một thị trường tiêu dùng hàng hóa rộng lớn, nơi có những bạn hàng truyền thống.
Đại diện Cơ quan đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam, ông Kardo Sysoev Alexander cho biết thị trường rộng lớn hàng tiêu dùng và lương thực, thực phẩm của Nga sẽ rất hấp dẫn các doanh nghiệp Việt Nam. Ngược lại, các doanh nghiệp Nga quan tâm nhập khẩu từ Việt Nam các sản phẩm vùng nhiệt đới với giá thành hợp lý như hoa quả, càphê, chè, hạt điều, các loại gia vị và nước chấm, gạo và thủy sản…
Việc thành lập các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam để chế biến nguyên liệu thành thực phẩm thành phẩm sẽ góp phần làm tăng hiệu quả cho ngành xuất khẩu. Một hướng rất quan trọng để khối doanh nghiệp tư nhân hai nước tham gia phát triển xuất khẩu Việt Nam là thành lập các trung tâm kho vận tại các vùng của Nga…/.
Thị trường Nga là một trong những thị trường trọng điểm của Việt Nam. Năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 1,29% và đạt 1,827 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu đạt 829 triệu USD và nhập khẩu là 999 triệu USD.
Trong sáu tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều hai nước đã đạt 984 triệu USD (xuất khẩu 628 triệu USD, nhập khẩu đạt 356 triệu USD). Dấu hiệu đáng mừng là Việt Nam đang giảm dần tỷ trọng nhập khẩu từ Nga và tăng dần xuất khẩu. Hai nước đang nỗ lực phấn đấu để kim ngạch hai chiều đạt 3 tỷ USD vào năm 2012 và 10 tỷ USD vào năm 2020.
Theo ông Võ Tấn Thành, Giám đốc VCCI HCMC, công tác xúc tiến đang được đẩy mạnh để nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể nhận biết được cơ hội và các kênh tiếp cận thị trường này trong thời gian tới. Biện pháp trước mắt là tăng cường trao đổi thông tin về thị trường, làm rõ thách thức và các rào cản có thể có như các quy định thuế quan, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề thanh toán, hỗ trợ tín dụng thương mại…
Ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu, Bộ Công Thương đã giới thiệu về quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước Liên minh Hải quan (Nga, Belarus, Kazakhstan), ý nghĩa của việc ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan và tin tưởng rằng việc này sẽ mở thêm cho các doanh nghiệp Việt Nam một thị trường tiêu dùng hàng hóa rộng lớn, nơi có những bạn hàng truyền thống.
Đại diện Cơ quan đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam, ông Kardo Sysoev Alexander cho biết thị trường rộng lớn hàng tiêu dùng và lương thực, thực phẩm của Nga sẽ rất hấp dẫn các doanh nghiệp Việt Nam. Ngược lại, các doanh nghiệp Nga quan tâm nhập khẩu từ Việt Nam các sản phẩm vùng nhiệt đới với giá thành hợp lý như hoa quả, càphê, chè, hạt điều, các loại gia vị và nước chấm, gạo và thủy sản…
Việc thành lập các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam để chế biến nguyên liệu thành thực phẩm thành phẩm sẽ góp phần làm tăng hiệu quả cho ngành xuất khẩu. Một hướng rất quan trọng để khối doanh nghiệp tư nhân hai nước tham gia phát triển xuất khẩu Việt Nam là thành lập các trung tâm kho vận tại các vùng của Nga…/.
Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)