Đó là thông tin được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định tại hội nghị triển khai chương trình tín dụng tái canh cà phê trên địa bàn Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 2015 vào ngày 17/5.
Theo Thống đốc, cà phê là cây trồng chủ lực của các tỉnh Tây Nguyên nhưng hiện nay có nhiều diện tích bị sâu bệnh, già cỗi, nếu không kịp thời tái canh sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) được Ngân hàng Nhà nước chọn để thực hiện chương trình này.
Theo đó, tổng nguồn vốn dành cho các tỉnh trong giai đoạn này sẽ từ 8.000 - 10.000 tỷ đồng thực hiện trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 và 2016, trong đó riêng Lâm Đồng hơn 3.099 tỷ đồng, lãi suất cho vay khoảng 10 - 10,5%/năm (thấp hơn mức lãi suất cho vay thương mại trung và dài hạn thông thường là 2%/ năm). Ngân hàng Nhà nước sẽ hỗ trợ tái cấp vốn cho Agribank khoảng hơn 5.000 tỷ đồng để đảm bảo thực hiện chương trình.
Theo kế hoạch của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2013 - 2015, toàn tỉnh sẽ tái canh 22.982 ha cà phê, tổng kinh phí thực hiện hơn 4.428 tỷ đồng, trong đó vốn vay của Agribank trên 3.099 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của người dân. Đối với cà phê tái canh và trồng mới thì thời hạn cho vay là 7 năm, thời gian thu nợ là 4 năm; riêng đối với cà phê ghép chồi thì thời hạn cho vay được áp dụng là 5 năm và thu nợ là 3 năm.
Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, cùng với việc ra quân triển khai đồng bộ, kịp thời và phối hợp nhịp nhàng của ba nhà: “Nhà nước - nhà nông – nhà băng” chắc chắn gói tín dụng hơn 3.000 tỷ đồng của Agribank phục vụ cho tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng sẽ thành công, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực.
Tại Hội nghị đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng tín dụng và cung ứng dịch vụ ngân hàng giữa đại diện Agribank và các hộ sản xuất, doanh nghiệp vay vốn tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trị giá hơn 204 tỷ đồng./.
Theo Thống đốc, cà phê là cây trồng chủ lực của các tỉnh Tây Nguyên nhưng hiện nay có nhiều diện tích bị sâu bệnh, già cỗi, nếu không kịp thời tái canh sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) được Ngân hàng Nhà nước chọn để thực hiện chương trình này.
Theo đó, tổng nguồn vốn dành cho các tỉnh trong giai đoạn này sẽ từ 8.000 - 10.000 tỷ đồng thực hiện trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 và 2016, trong đó riêng Lâm Đồng hơn 3.099 tỷ đồng, lãi suất cho vay khoảng 10 - 10,5%/năm (thấp hơn mức lãi suất cho vay thương mại trung và dài hạn thông thường là 2%/ năm). Ngân hàng Nhà nước sẽ hỗ trợ tái cấp vốn cho Agribank khoảng hơn 5.000 tỷ đồng để đảm bảo thực hiện chương trình.
Theo kế hoạch của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2013 - 2015, toàn tỉnh sẽ tái canh 22.982 ha cà phê, tổng kinh phí thực hiện hơn 4.428 tỷ đồng, trong đó vốn vay của Agribank trên 3.099 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của người dân. Đối với cà phê tái canh và trồng mới thì thời hạn cho vay là 7 năm, thời gian thu nợ là 4 năm; riêng đối với cà phê ghép chồi thì thời hạn cho vay được áp dụng là 5 năm và thu nợ là 3 năm.
Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, cùng với việc ra quân triển khai đồng bộ, kịp thời và phối hợp nhịp nhàng của ba nhà: “Nhà nước - nhà nông – nhà băng” chắc chắn gói tín dụng hơn 3.000 tỷ đồng của Agribank phục vụ cho tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng sẽ thành công, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực.
Tại Hội nghị đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng tín dụng và cung ứng dịch vụ ngân hàng giữa đại diện Agribank và các hộ sản xuất, doanh nghiệp vay vốn tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trị giá hơn 204 tỷ đồng./.
Thúy Hà (Vietnam+)