Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) cho biết Hiệp hội đang kiến nghị với các Bộ, ngành và Chính phủ hỗ trợ lãi suất trong 6 tháng để các doanh nghiệp tạm trữ khoảng 200.000 tấn đường trong thời gian các nhà máy không họat động.
Đây là một trong những giải pháp nhằm giữ cho giá đường không tiếp tục sụt giảm mạnh do sức ép về lãi suất ngân hàng.
Tính đến đầu tháng 4/2012, các doanh nghiệp đường trong nước còn tồn đọng khỏang 400.000 tấn đường tại các nhà máy.
Nhờ giải quyết xuất khẩu tiểu ngạch được 30.000 tấn đường tồn đọng đầu năm kết hợp với việc các ngân hàng giảm lãi suất cũng như áp lực bán đường để trả tiền mía cho nông dân của các doanh nghiệp đã giảm nên giá đường trong nước hiện tại đã bắt đầu nhích lên.
Hiện giá đường RS tại các nhà máy đang dao động ở mức từ 16.200 đến 16.300 đồng/kg, cao hơn mức giá thấp nhất trước đây khỏang 500 đ/kg.
Trong vụ mía 2011-2012, sản lượng đường cả nước sản xuất được 1,4 triệu tấn, tăng khoảng 250.000 tấn so với năm trước.
Sản lượng đường trong nước tăng mạnh kết hợp với lượng đường nhập lậu lớn làm cho thị trường đường cung vượt cầu.
Ngoài ra, các nhà máy, nhà thương mại phải chịu sức ép từ lãi suất ngân hàng rất lớn nên phải tuôn lượng đường ra bán làm giá đường càng tụt sâu vừa gây khó khăn cho các nhà máy và ảnh hưởng đến đời sống của những người nông dân vì phải bán mía giá thấp.
Trước tình hình trên, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã đề xuất với Bộ Công thương xin cho xuất khẩu đường theo tiểu ngạch để giải quyết lượng đường thừa và đến nay số lượng đường đã xuất khẩu được là 30.000 tấn.
Hiện tại, Hiệp hội cũng đã đề xuất với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp, Phát triển và Nông thôn xin tiếp tục xuất thêm 100.000 tấn đường nữa.
Tuy nhiên theo ông Long, do không kiểm soát được nhu cầu thực tế trong nước cũng như không quản lý được lượng đường nhập lậu nên việc đề nghị xuất khẩu và giữ lại để bình ổn giá cũng rất khó.
Cũng theo ông Long, để các nhà máy cũng như nông dân có được lợi nhuận khá và sản xuất ổn định, gắn bó lâu bền với cây mía thì giá đường bán buôn phải đạt từ 17.000 đến 18.000 đ/kg.
Trong vụ mía 2011-2012, mặc dù sản xuất gặp khó khăn nhưng Casuco vẫn sản xuất được 98.000 tấn đường (kế hoạch là 85.000 tấn), đạt doanh thu 1.700 tỷ đồng, tăng 500 tỷ đồng và lợi nhuận đạt trên 100 tỷ đồng, cao hơn so với vụ mía năm trước./.
Đây là một trong những giải pháp nhằm giữ cho giá đường không tiếp tục sụt giảm mạnh do sức ép về lãi suất ngân hàng.
Tính đến đầu tháng 4/2012, các doanh nghiệp đường trong nước còn tồn đọng khỏang 400.000 tấn đường tại các nhà máy.
Nhờ giải quyết xuất khẩu tiểu ngạch được 30.000 tấn đường tồn đọng đầu năm kết hợp với việc các ngân hàng giảm lãi suất cũng như áp lực bán đường để trả tiền mía cho nông dân của các doanh nghiệp đã giảm nên giá đường trong nước hiện tại đã bắt đầu nhích lên.
Hiện giá đường RS tại các nhà máy đang dao động ở mức từ 16.200 đến 16.300 đồng/kg, cao hơn mức giá thấp nhất trước đây khỏang 500 đ/kg.
Trong vụ mía 2011-2012, sản lượng đường cả nước sản xuất được 1,4 triệu tấn, tăng khoảng 250.000 tấn so với năm trước.
Sản lượng đường trong nước tăng mạnh kết hợp với lượng đường nhập lậu lớn làm cho thị trường đường cung vượt cầu.
Ngoài ra, các nhà máy, nhà thương mại phải chịu sức ép từ lãi suất ngân hàng rất lớn nên phải tuôn lượng đường ra bán làm giá đường càng tụt sâu vừa gây khó khăn cho các nhà máy và ảnh hưởng đến đời sống của những người nông dân vì phải bán mía giá thấp.
Trước tình hình trên, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã đề xuất với Bộ Công thương xin cho xuất khẩu đường theo tiểu ngạch để giải quyết lượng đường thừa và đến nay số lượng đường đã xuất khẩu được là 30.000 tấn.
Hiện tại, Hiệp hội cũng đã đề xuất với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp, Phát triển và Nông thôn xin tiếp tục xuất thêm 100.000 tấn đường nữa.
Tuy nhiên theo ông Long, do không kiểm soát được nhu cầu thực tế trong nước cũng như không quản lý được lượng đường nhập lậu nên việc đề nghị xuất khẩu và giữ lại để bình ổn giá cũng rất khó.
Cũng theo ông Long, để các nhà máy cũng như nông dân có được lợi nhuận khá và sản xuất ổn định, gắn bó lâu bền với cây mía thì giá đường bán buôn phải đạt từ 17.000 đến 18.000 đ/kg.
Trong vụ mía 2011-2012, mặc dù sản xuất gặp khó khăn nhưng Casuco vẫn sản xuất được 98.000 tấn đường (kế hoạch là 85.000 tấn), đạt doanh thu 1.700 tỷ đồng, tăng 500 tỷ đồng và lợi nhuận đạt trên 100 tỷ đồng, cao hơn so với vụ mía năm trước./.
Ngọc Thiện (TTXVN)