Để phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã cùng với Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và xã hội thực hiện chính sách hỗ trợ về học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh viên thuộc 9 dân tộc rất ít người.
Theo đó, nhóm đối tượng được áp dụng chính sách hỗ trợ gồm trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi, học sinh, sinh viên 9 dân tộc rất ít người gồm Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao. Các đối tượng này thuộc hộ nghèo, có hộ khẩu thường trú ở vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn tại 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum.
Mức hỗ trợ được quy định cụ thể cho 2 nhóm đối tượng. Nhóm 1 gồm trẻ em 3-5 tuổi, học sinh, sinh viên học tại các trường, lớp công lập và nhóm 2 gồm các đối tượng học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo học tại các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề công lập.
Trong đó, ở nhóm 1, mỗi trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi học tại các trường, lớp công lập được hưởng mức hỗ trợ hàng tháng bằng 30% mức lương tối thiểu chung. Học sinh tiểu học thuộc hộ nghèo đang học tại các điểm trường ở thôn, bản được hưởng mức hỗ trợ hàng tháng bằng 40% mức lương tối thiểu chung.
Mỗi học sinh tiểu học thuộc hộ nghèo học tại trường phổ thông dân tộc bán trú và ở bán trú; học sinh trung học cơ sở thuộc hộ nghèo đang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú và ở bán trú được hưởng mức hỗ trợ hàng tháng bằng 60% mức lương tối thiểu chung.
Mỗi học sinh trung học cơ sở thuộc hộ nghèo học tại trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện; học sinh trung học phổ thông thuộc hộ nghèo đang học tại các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường phổ thông dân tộc nội trú liên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông; học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo học tại các trường, khoa dự bị đại học, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp được hưởng học bổng hàng tháng bằng 100% mức lương tối thiểu chung.
Nhóm 2, gồm các đối tượng học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo học tại các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề công lập, mỗi em được hưởng học bổng hàng tháng bằng 100% mức lương tối thiểu chung.
Thời gian được hưởng hỗ trợ là 12 tháng trong một năm cho đối tượng có thời gian học 9 tháng/năm trở lên. Trường hợp đối tượng học không đủ 9 tháng trong một năm thì được hưởng theo thời gian học thực tế.
Chi phí hỗ trợ học tập được chi trả bằng tiền mặt; tính trên mức lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ. Thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ về học tập cho các đối tượng này sẽ kéo dài tới 31/12/2015.
Hồ sơ xét cấp tiền hỗ trợ học tập gồm có: Đơn đề nghị hỗ trợ học tập, Giấy khai sinh (bản sao); Giấy chứng nhận hộ nghèo do uỷ ban nhân dân cấp xã cấp (bản sao).
Trường hợp tại nơi theo học mà trẻ, học sinh, sinh viên đang được hưởng chính sách cùng tính chất, nhưng có mức ưu đãi thấp hơn chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Thông tư này, cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề phải ghi rõ mức được hưởng, thời gian hưởng/năm và xác nhận cụ thể thời gian ngừng cấp để phòng lao động - thương binh và xã hội có cơ sở xét duyệt.
Trường hợp tại nơi theo học mà trẻ, học sinh, sinh viên đang được hưởng chính sách cùng tính chất, nhưng có mức ưu đãi cao hơn chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Thông tư này thì chỉ được tiếp tục hưởng chính sách đang thực hiện tại cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề mà trẻ, học sinh, sinh viên theo học.
Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, phòng lao động - thương binh và xã hội tổ chức thẩm định, phê duyệt, niêm yết công khai danh sách đối tượng được hưởng và thực hiện chi trả. /.
Theo đó, nhóm đối tượng được áp dụng chính sách hỗ trợ gồm trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi, học sinh, sinh viên 9 dân tộc rất ít người gồm Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao. Các đối tượng này thuộc hộ nghèo, có hộ khẩu thường trú ở vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn tại 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum.
Mức hỗ trợ được quy định cụ thể cho 2 nhóm đối tượng. Nhóm 1 gồm trẻ em 3-5 tuổi, học sinh, sinh viên học tại các trường, lớp công lập và nhóm 2 gồm các đối tượng học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo học tại các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề công lập.
Trong đó, ở nhóm 1, mỗi trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi học tại các trường, lớp công lập được hưởng mức hỗ trợ hàng tháng bằng 30% mức lương tối thiểu chung. Học sinh tiểu học thuộc hộ nghèo đang học tại các điểm trường ở thôn, bản được hưởng mức hỗ trợ hàng tháng bằng 40% mức lương tối thiểu chung.
Mỗi học sinh tiểu học thuộc hộ nghèo học tại trường phổ thông dân tộc bán trú và ở bán trú; học sinh trung học cơ sở thuộc hộ nghèo đang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú và ở bán trú được hưởng mức hỗ trợ hàng tháng bằng 60% mức lương tối thiểu chung.
Mỗi học sinh trung học cơ sở thuộc hộ nghèo học tại trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện; học sinh trung học phổ thông thuộc hộ nghèo đang học tại các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường phổ thông dân tộc nội trú liên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông; học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo học tại các trường, khoa dự bị đại học, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp được hưởng học bổng hàng tháng bằng 100% mức lương tối thiểu chung.
Nhóm 2, gồm các đối tượng học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo học tại các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề công lập, mỗi em được hưởng học bổng hàng tháng bằng 100% mức lương tối thiểu chung.
Thời gian được hưởng hỗ trợ là 12 tháng trong một năm cho đối tượng có thời gian học 9 tháng/năm trở lên. Trường hợp đối tượng học không đủ 9 tháng trong một năm thì được hưởng theo thời gian học thực tế.
Chi phí hỗ trợ học tập được chi trả bằng tiền mặt; tính trên mức lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ. Thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ về học tập cho các đối tượng này sẽ kéo dài tới 31/12/2015.
Hồ sơ xét cấp tiền hỗ trợ học tập gồm có: Đơn đề nghị hỗ trợ học tập, Giấy khai sinh (bản sao); Giấy chứng nhận hộ nghèo do uỷ ban nhân dân cấp xã cấp (bản sao).
Trường hợp tại nơi theo học mà trẻ, học sinh, sinh viên đang được hưởng chính sách cùng tính chất, nhưng có mức ưu đãi thấp hơn chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Thông tư này, cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề phải ghi rõ mức được hưởng, thời gian hưởng/năm và xác nhận cụ thể thời gian ngừng cấp để phòng lao động - thương binh và xã hội có cơ sở xét duyệt.
Trường hợp tại nơi theo học mà trẻ, học sinh, sinh viên đang được hưởng chính sách cùng tính chất, nhưng có mức ưu đãi cao hơn chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Thông tư này thì chỉ được tiếp tục hưởng chính sách đang thực hiện tại cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề mà trẻ, học sinh, sinh viên theo học.
Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, phòng lao động - thương binh và xã hội tổ chức thẩm định, phê duyệt, niêm yết công khai danh sách đối tượng được hưởng và thực hiện chi trả. /.
PV (TTXVN)