Sáng 10/5, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ban Thư ký của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tổ chức hội thảo "Hiệp định mua sắm Chính phủ trong WTO (GPA)."
Hội thảo nhằm hỗ trợ Việt Nam có hiểu biết sâu sắc về các nội dung của GPA, là tiền đề cho các bước tiếp cận với hiệp định này.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết, nội dung mua sắm chính phủ chưa được đề cập trong bất cứ hiệp định thương mại tự do nào Việt Nam tham gia. Chính vì vậy, việc hiểu rõ nội dung của GPA và tác động của nó đến các nước đang phát triển có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam.
GPA là hiệp định áp dụng đối với toàn bộ các quy định liên quan tới mua sắm công (mua sắm chính phủ) của các nước thành viên. Nội dung chính tập trung vào việc xác định rõ nguyên tắc không phân biệt đối xử và công khai, minh bạch, trong đó chú ý vào lợi ích tổng thể của việc tự do hóa mua sắm chính phủ; đồng thời hiệp định cũng quy định cụ thể về thủ tục, quá trình đấu thầu mua sắm công.
Ông Robert Anderson, chuyên gia tư vấn, Ban Thư ký WTO (Trưởng nhóm về mua sắm chính phủ và chính sách cạnh tranh), cho biết lợi ích của việc gia nhập Hiệp định GPA là lợi ích thương mại từ việc tiếp cận có bảo đảm tới các thị trường mua sắm của các nước tham gia Hiệp định và tránh bị tác động bởi những biện pháp bảo hộ; khả năng tăng giá trị đồng tiền chi tiêu trong các hệ thống mua sắm riêng của các nước thành viên; tăng động cơ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và cũng là cơ hội để tác động tới các điều khoản gia nhập của các bên tham gia.
Các đại biểu dự hội thảo đã tập trung thảo luận các vấn đề như tầm quan trọng ngày càng tăng của mua sắm Chính phủ và Hiệp định GPA trong nền kinh tế toàn cầu; thay đổi tính chất của Hiệp định theo thời gian; mở rộng phạm vi áp dụng để tăng thêm lợi ích đạt được từ việc gia nhập Hiệp định./.
Hội thảo nhằm hỗ trợ Việt Nam có hiểu biết sâu sắc về các nội dung của GPA, là tiền đề cho các bước tiếp cận với hiệp định này.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết, nội dung mua sắm chính phủ chưa được đề cập trong bất cứ hiệp định thương mại tự do nào Việt Nam tham gia. Chính vì vậy, việc hiểu rõ nội dung của GPA và tác động của nó đến các nước đang phát triển có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam.
GPA là hiệp định áp dụng đối với toàn bộ các quy định liên quan tới mua sắm công (mua sắm chính phủ) của các nước thành viên. Nội dung chính tập trung vào việc xác định rõ nguyên tắc không phân biệt đối xử và công khai, minh bạch, trong đó chú ý vào lợi ích tổng thể của việc tự do hóa mua sắm chính phủ; đồng thời hiệp định cũng quy định cụ thể về thủ tục, quá trình đấu thầu mua sắm công.
Ông Robert Anderson, chuyên gia tư vấn, Ban Thư ký WTO (Trưởng nhóm về mua sắm chính phủ và chính sách cạnh tranh), cho biết lợi ích của việc gia nhập Hiệp định GPA là lợi ích thương mại từ việc tiếp cận có bảo đảm tới các thị trường mua sắm của các nước tham gia Hiệp định và tránh bị tác động bởi những biện pháp bảo hộ; khả năng tăng giá trị đồng tiền chi tiêu trong các hệ thống mua sắm riêng của các nước thành viên; tăng động cơ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và cũng là cơ hội để tác động tới các điều khoản gia nhập của các bên tham gia.
Các đại biểu dự hội thảo đã tập trung thảo luận các vấn đề như tầm quan trọng ngày càng tăng của mua sắm Chính phủ và Hiệp định GPA trong nền kinh tế toàn cầu; thay đổi tính chất của Hiệp định theo thời gian; mở rộng phạm vi áp dụng để tăng thêm lợi ích đạt được từ việc gia nhập Hiệp định./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)