Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc thiểu số nghèo (không có nhà ở, hoặc nhà dột nát xiêu vẹo, tạm bợ) trên 998,62 tỷ đồng để xây dựng 43.345 ngôi nhà ở mới.
Trong đó, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 317,11 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 98,18 tỷ đồng; vốn huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, hộ gia đình tự nguyện ủng hộ gần 258 tỷ đồng, còn lại là vốn vay Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay, các các tỉnh Tây Nguyên đã hoàn thành cơ bản mục tiêu hỗ trợ làm nhà ở mới cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, góp phần tạo điều kiện cho đồng bào ổn định nơi ở, yên tâm đầu tư phát triển sản xuất để từng bước nâng cao đời sống.
Đắk Lắk là một trong những địa phương có nhu cầu làm nhà ở mới cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo nhiều nhất nhưng cũng sớm hoàn thành mục tiêu đề ra. Cụ thể, tỉnh đã huy động trên 333,1 tỷ đồng; trong đó, vốn Trung ương hỗ trợ 88,434 tỷ đồng, ngân sách địa phương 55,233 tỷ đồng, vốn vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội trên 102,78 tỷ đồng, còn lại là vốn huy động từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, dòng họ tự nguyện đóng góp trên 86,63 tỷ đồng để xây dựng 12.853 ngôi nhà ở mới cho đồng bào.
Các tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức họp bình xét công khai, dân chủ, chọn đúng đối tượng được thụ hưởng chính sách theo đúng quy định của Nhà nước ở tại các thôn, buôn, bon, làng. Các địa phương cũng đã công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nhà văn hóa cộng đồng, trụ sở Ủy ban Nhân dân các xã, phường 8 mẫu thiết kế nhà ở theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng (thấp nhất là 24 mét vuông, cao nhất là 72 mét vuông) để đồng bào tham khảo, lựa chọn.
Ngoài ra, các tỉnh Tây Nguyên cũng đã hướng dẫn, giao cho các huyện, thị xã, thành phố tùy điều kiện cụ thể từng địa phương thiết kế các mẫu nhà phù hợp với giá cả vật liệu tại chỗ nhưng vẫn đảm bảo theo quy định (nền cứng, khung cứng, mái cứng) có tuổi thọ từ 10 năm trở lên thông báo rộng rãi để đồng bào được thụ hưởng tự lựa chọn xây dựng nhà ở cho phù hợp.
Các địa phương trong khu vực Tây Nguyên cũng đã giao kinh phí cho các hộ gia đình tự quyết định xây dựng ngôi nhà của mình để đồng bào chủ động việc tổ chức thi công nên chất lượng công trình đảm bảo. Nhiều hộ còn tận dụng được các nguồn vật liệu xây dựng tại chỗ sẵn có như: gỗ, cát, đá…góp phần làm giảm giá thành xây dựng, tăng diện tích xây dựng.
Các tỉnh Tây Nguyên hiện đang tăng cường huy động các nguồn lực để tiếp tục hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo xây dựng thêm 2.702 ngôi nhà ở mới cho các hộ gia đình mới tách hộ, các hộ gia đình còn khó khăn về nhà ở khác../.
Trong đó, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 317,11 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 98,18 tỷ đồng; vốn huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, hộ gia đình tự nguyện ủng hộ gần 258 tỷ đồng, còn lại là vốn vay Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay, các các tỉnh Tây Nguyên đã hoàn thành cơ bản mục tiêu hỗ trợ làm nhà ở mới cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, góp phần tạo điều kiện cho đồng bào ổn định nơi ở, yên tâm đầu tư phát triển sản xuất để từng bước nâng cao đời sống.
Đắk Lắk là một trong những địa phương có nhu cầu làm nhà ở mới cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo nhiều nhất nhưng cũng sớm hoàn thành mục tiêu đề ra. Cụ thể, tỉnh đã huy động trên 333,1 tỷ đồng; trong đó, vốn Trung ương hỗ trợ 88,434 tỷ đồng, ngân sách địa phương 55,233 tỷ đồng, vốn vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội trên 102,78 tỷ đồng, còn lại là vốn huy động từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, dòng họ tự nguyện đóng góp trên 86,63 tỷ đồng để xây dựng 12.853 ngôi nhà ở mới cho đồng bào.
Các tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức họp bình xét công khai, dân chủ, chọn đúng đối tượng được thụ hưởng chính sách theo đúng quy định của Nhà nước ở tại các thôn, buôn, bon, làng. Các địa phương cũng đã công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nhà văn hóa cộng đồng, trụ sở Ủy ban Nhân dân các xã, phường 8 mẫu thiết kế nhà ở theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng (thấp nhất là 24 mét vuông, cao nhất là 72 mét vuông) để đồng bào tham khảo, lựa chọn.
Ngoài ra, các tỉnh Tây Nguyên cũng đã hướng dẫn, giao cho các huyện, thị xã, thành phố tùy điều kiện cụ thể từng địa phương thiết kế các mẫu nhà phù hợp với giá cả vật liệu tại chỗ nhưng vẫn đảm bảo theo quy định (nền cứng, khung cứng, mái cứng) có tuổi thọ từ 10 năm trở lên thông báo rộng rãi để đồng bào được thụ hưởng tự lựa chọn xây dựng nhà ở cho phù hợp.
Các địa phương trong khu vực Tây Nguyên cũng đã giao kinh phí cho các hộ gia đình tự quyết định xây dựng ngôi nhà của mình để đồng bào chủ động việc tổ chức thi công nên chất lượng công trình đảm bảo. Nhiều hộ còn tận dụng được các nguồn vật liệu xây dựng tại chỗ sẵn có như: gỗ, cát, đá…góp phần làm giảm giá thành xây dựng, tăng diện tích xây dựng.
Các tỉnh Tây Nguyên hiện đang tăng cường huy động các nguồn lực để tiếp tục hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo xây dựng thêm 2.702 ngôi nhà ở mới cho các hộ gia đình mới tách hộ, các hộ gia đình còn khó khăn về nhà ở khác../.
Quang Huy (TTXVN)