Đại diện 52 tỉnh, thành phố, lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, Văn phòng Chính phủ và Ban chỉ đạo Tây Bắc tham dự Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện “Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số” theo Quyết định 33/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban Dân tộc Chính phủ, tổ chức tại thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai, ngày 29/86.
Hội nghị do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc chủ trì.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số di dân và định canh định cư hiệu quả.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận nỗ lực của Ủy ban Dân tộc, hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc và cấp ủy, chính quyền các địa phương trong thực hiện Quyết định 33 của Chính phủ, đã đạt được những kết quả bước đầu, làm tiền đề quan trọng để nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và thúc đẩy sản xuất ở địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa của đất nước.
Theo Quyết định 33, chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số sẽ kết thúc vào cuối năm 2012. Tuy nhiên, hiện vẫn còn hơn 19.890 hộ với 94.126 nhân khẩu chưa được định canh định cư. Vì vậy, nội dung Nghị quyết 33 sẽ được Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện hết năm 2015.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu các cơ quan làm công tác dân tộc và cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc định canh định cư theo hướng sát thực, cụ thể, hiệu quả; thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách, về vốn và tổ chức triển khai để đạt kết quả cao trong thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2 và Chương trình 30a của Chính phủ; tập trung nguồn lực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa ổn định nơi ở, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Triển khai thực hiện Quyết định 33 của Chính phủ, trong năm năm qua, Ủy ban Dân tộc Chính phủ đã cấp gần 1.250 tỷ đồng; các địa phương đã giải ngân được 1.165 tỷ đồng để thực hiện 297 dự án, trong đó có 44 dự án định canh định cư lồng ghép và 253 dự án định canh định cư tập trung. Đến nay, cả nước đã có 9.827 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, với 46.187 nhân khẩu được di dời và định canh định cư, 3.357 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khai hoang thêm gần 9.000ha đất ở và đất sản xuất nông nghiệp.
Chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số bao quát ở nhiều lĩnh vực như phát triển sản xuất, giao thông, điện, nước sinh hoạt, giáo dục, văn hóa, y tế; sắp xếp ổn định dân cư theo hướng quy hoạch mới đã góp phần phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện chính sách còn những hạn chế, bất cập như một số dự án chưa sát thực tế, phương án sản xuất không rõ ràng, chưa gắn sản xuất với đất đai và chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cây công nghiệp của đồng bào vùng dự án định canh định cư làm ra, nên hiệu quả kinh tế thấp, không bền vững, dẫn đến tái du canh du cư và di cư tự do ở một số địa phương. Một số nơi còn buông lỏng quản lý hộ tịch, hộ khẩu và quản lý đất sản xuất dẫn đến tình trạng phá rừng, ô nhiễm môi trường./.
Hội nghị do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc chủ trì.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số di dân và định canh định cư hiệu quả.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận nỗ lực của Ủy ban Dân tộc, hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc và cấp ủy, chính quyền các địa phương trong thực hiện Quyết định 33 của Chính phủ, đã đạt được những kết quả bước đầu, làm tiền đề quan trọng để nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và thúc đẩy sản xuất ở địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa của đất nước.
Theo Quyết định 33, chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số sẽ kết thúc vào cuối năm 2012. Tuy nhiên, hiện vẫn còn hơn 19.890 hộ với 94.126 nhân khẩu chưa được định canh định cư. Vì vậy, nội dung Nghị quyết 33 sẽ được Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện hết năm 2015.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu các cơ quan làm công tác dân tộc và cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc định canh định cư theo hướng sát thực, cụ thể, hiệu quả; thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách, về vốn và tổ chức triển khai để đạt kết quả cao trong thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2 và Chương trình 30a của Chính phủ; tập trung nguồn lực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa ổn định nơi ở, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Triển khai thực hiện Quyết định 33 của Chính phủ, trong năm năm qua, Ủy ban Dân tộc Chính phủ đã cấp gần 1.250 tỷ đồng; các địa phương đã giải ngân được 1.165 tỷ đồng để thực hiện 297 dự án, trong đó có 44 dự án định canh định cư lồng ghép và 253 dự án định canh định cư tập trung. Đến nay, cả nước đã có 9.827 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, với 46.187 nhân khẩu được di dời và định canh định cư, 3.357 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khai hoang thêm gần 9.000ha đất ở và đất sản xuất nông nghiệp.
Chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số bao quát ở nhiều lĩnh vực như phát triển sản xuất, giao thông, điện, nước sinh hoạt, giáo dục, văn hóa, y tế; sắp xếp ổn định dân cư theo hướng quy hoạch mới đã góp phần phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện chính sách còn những hạn chế, bất cập như một số dự án chưa sát thực tế, phương án sản xuất không rõ ràng, chưa gắn sản xuất với đất đai và chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cây công nghiệp của đồng bào vùng dự án định canh định cư làm ra, nên hiệu quả kinh tế thấp, không bền vững, dẫn đến tái du canh du cư và di cư tự do ở một số địa phương. Một số nơi còn buông lỏng quản lý hộ tịch, hộ khẩu và quản lý đất sản xuất dẫn đến tình trạng phá rừng, ô nhiễm môi trường./.
Lục Văn Toán (TTXVN)