Hiệp hội càphê-ca cao Việt Nam (Vicofa) vừa có thông báo, để phục vụ công tác tái canh tại khu vực năm tỉnh Tây Nguyên niên vụ 2012-2013, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, liên doanh liên kết trồng càphê sạch có diện tích tối thiểu 1.000ha sẽ được hỗ trợ hạt giống và cây giống miễn phí.
Theo Vicofa, diện tích càphê của các đơn vị này có thể được nhà nước giao hoặc sổ nhà nước cấp, có giấy chứng nhận hợp lệ về đất canh tác thuộc gia đình quản lý, thuộc địa bàn năm tỉnh Tây Nguyên (gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) và diện tích này phải nằm trong quy hoạch cần tái canh của địa phương. Thời hạn đăng ký tham gia chương trình hỗ trợ giống càphê sẽ kết thúc vào ngày 15/12 vừa qua.
Niên vụ càphê 2011-2012, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,6 triệu tấn càphê, đạt giá trị gần 3,4 tỷ USD, tăng 23% về lượng và 24% về giá trị so với niên vụ 2010-2011, đây là mức xuất khẩu cao nhất của càphê Việt Nam từ trước đến nay.
Dù đạt hiệu quả cao, song ngành càphê cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là sự già cỗi của cây càphê, diện tích tăng vượt tầm quy hoạch và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện trên 30% diện tích càphê có tuổi đời trên 20 năm, một số diện tích đã quá già cho năng suất thấp (dưới 1 tấn/ha), hạt nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp, trong hai năm tới cả nước sẽ có khoảng 50.000-60.000ha càphê trên 25 tuổi cần phải tái canh lại, ảnh hưởng lớn đến sản lượng càphê thu hoạch và xuất khẩu./.
Theo Vicofa, diện tích càphê của các đơn vị này có thể được nhà nước giao hoặc sổ nhà nước cấp, có giấy chứng nhận hợp lệ về đất canh tác thuộc gia đình quản lý, thuộc địa bàn năm tỉnh Tây Nguyên (gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) và diện tích này phải nằm trong quy hoạch cần tái canh của địa phương. Thời hạn đăng ký tham gia chương trình hỗ trợ giống càphê sẽ kết thúc vào ngày 15/12 vừa qua.
Niên vụ càphê 2011-2012, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,6 triệu tấn càphê, đạt giá trị gần 3,4 tỷ USD, tăng 23% về lượng và 24% về giá trị so với niên vụ 2010-2011, đây là mức xuất khẩu cao nhất của càphê Việt Nam từ trước đến nay.
Dù đạt hiệu quả cao, song ngành càphê cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là sự già cỗi của cây càphê, diện tích tăng vượt tầm quy hoạch và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện trên 30% diện tích càphê có tuổi đời trên 20 năm, một số diện tích đã quá già cho năng suất thấp (dưới 1 tấn/ha), hạt nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp, trong hai năm tới cả nước sẽ có khoảng 50.000-60.000ha càphê trên 25 tuổi cần phải tái canh lại, ảnh hưởng lớn đến sản lượng càphê thu hoạch và xuất khẩu./.
Liên Phương (TTXVN)