Ngày 18/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng và Báo Xây dựng đã tổ chức hội thảo “Thị trường bất động sản phía Nam - Giải pháp tài chính hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm từ các tổ chức tín dụng.”
Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Xây dựng, các bộ ngành liên quan, ngân hàng thương mại và hơn 100 doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng sự đóng băng của hoạt động kinh doanh bất động sản có nhiều điểm nghẽn như mất cân đối cung cầu, vốn cho kinh doanh bất động sản, nợ và các khó khăn trong giải quyết nợ của kinh doanh bất động sản... trong đó nổi lên hiện nay là vốn và cơ hội tiếp cận vốn.
Theo ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, các chính sách cần thực hiện ngay gồm lãi suất cho vay tiếp tục giảm về mức 8-10%/năm; nghiên cứu việc quy định các ngân hàng thương mại dành 3-5% tổng dư nợ hàng năm cho phát triển nhà ở xã hội, có chính sách giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có lượng sản phẩm tồn liên quan đến bất động sản và xây dựng lớn có xuất xứ sản xuất trong nước; giãn tiến độ nộp hai loại thuế trên từ 6-12 tháng, không đánh thuế hai lần với mô hình quỹ đầu tư bất động sản ...
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng để thực hiện Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ cần có gói tín dụng lâu dài cho người mua bất động sản. Lãi suất dành cho người tiêu dùng ở mức 7-8%. Đây đã là giải pháp tài chính do Chính phủ chỉ đạo và Ngân hàng đang thực hiện. Ông cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn, giảm dần lượng sản phẩm tồn kho trên thị trường, giúp cơ cấu lại nợ xấu.
Theo ông Lê Hoàng Châu, cần có các nguồn cung cấp vốn mới như Quỹ đầu tư bất động sản, Quỹ tiết kiệm nhà ở... để thị trường minh bạch cạnh tranh thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Nói về kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp bất động sản, ông Trần Kim Chung, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng việc huy động các nguồn vốn từ tất cả các chủ thể trong nền kinh tế vẫn là yêu cầu hàng đầu trong việc quản lý và phát triển thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, có nhiều giải pháp cần được triển khai một cách đồng bộ, trong đó cần tập trung vào một số giải pháp như chính quy hóa thị trường bất động sản, kỷ luật thông tin thị trường cần phải được nâng cao; cần triển khai nghiên cứu, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thị trường thế chấp thứ cấp; quỹ tiết kiệm bất động sản cần sớm thành lập.
Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam nhấn mạnh một trong những giải pháp khi có khủng hoảng là giảm nguồn cung, rà soát giảm nguồn cung bằng cách tạm dừng, tạm hoãn một số dự án chưa giải phóng mặt bằng hoặc chưa có tiền để triển khai dự án, hạ tầng sau khi giải phóng mặt bằng.
Hiện nay bất động sản thiếu dòng tiền rất lớn cho cả phía bên bán lẫn bên mua, đặc biệt tín dụng này phải có lãi suất mà người dân chấp nhận được.
Theo Nghị quyết 02 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước dành từ 20-40 nghìn tỷ đồng thông qua tái cấp vốn với lãi suất hợp lý và thời hạn tối đa 10 năm tùy theo đối tượng sử dụng vốn vay để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước.
Trong quý 1, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành các tiêu chí cho vay để các doanh nghiệp bất động sản hoàn thiện nốt sản phẩm của mình, tăng tính thanh khoản của hàng hóa.
Hiện nay, Ngân hàng BIDV đã ký với Bộ Xây dựng cam kết khung về gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng trong 3 năm để cho vay các dự án nhà ở xã hội quy mô nhỏ, trong đó giành 65% dành cho người dân vay mua nhà.
Theo ông Nguyễn Trần Nam, Nhà nước cũng có chủ trương thay vì Nhà nước đầu tư vào nhà ở xã hội, tái định cư thì sẽ dùng nguồn tiền này để mua quỹ nhà ở thương mại sẵn có. Từ đó, người mua sẽ được hưởng lợi từ chất lượng tốt của công trình, doanh nghiệp bán được sản phẩm.
Theo thống kê, hiện cả nước còn tồn 16.469 căn hộ chung cư, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có 10.108 căn. Tuy nhiên, theo báo cáo từ quỹ Dragon Capital, con số hàng tồn kho căn hộ để bán lên đến 70.000 căn ở cả Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong đó chưa tính đến tồn biệt thự, liền kề./.
Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Xây dựng, các bộ ngành liên quan, ngân hàng thương mại và hơn 100 doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng sự đóng băng của hoạt động kinh doanh bất động sản có nhiều điểm nghẽn như mất cân đối cung cầu, vốn cho kinh doanh bất động sản, nợ và các khó khăn trong giải quyết nợ của kinh doanh bất động sản... trong đó nổi lên hiện nay là vốn và cơ hội tiếp cận vốn.
Theo ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, các chính sách cần thực hiện ngay gồm lãi suất cho vay tiếp tục giảm về mức 8-10%/năm; nghiên cứu việc quy định các ngân hàng thương mại dành 3-5% tổng dư nợ hàng năm cho phát triển nhà ở xã hội, có chính sách giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có lượng sản phẩm tồn liên quan đến bất động sản và xây dựng lớn có xuất xứ sản xuất trong nước; giãn tiến độ nộp hai loại thuế trên từ 6-12 tháng, không đánh thuế hai lần với mô hình quỹ đầu tư bất động sản ...
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng để thực hiện Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ cần có gói tín dụng lâu dài cho người mua bất động sản. Lãi suất dành cho người tiêu dùng ở mức 7-8%. Đây đã là giải pháp tài chính do Chính phủ chỉ đạo và Ngân hàng đang thực hiện. Ông cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn, giảm dần lượng sản phẩm tồn kho trên thị trường, giúp cơ cấu lại nợ xấu.
Theo ông Lê Hoàng Châu, cần có các nguồn cung cấp vốn mới như Quỹ đầu tư bất động sản, Quỹ tiết kiệm nhà ở... để thị trường minh bạch cạnh tranh thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Nói về kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp bất động sản, ông Trần Kim Chung, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng việc huy động các nguồn vốn từ tất cả các chủ thể trong nền kinh tế vẫn là yêu cầu hàng đầu trong việc quản lý và phát triển thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, có nhiều giải pháp cần được triển khai một cách đồng bộ, trong đó cần tập trung vào một số giải pháp như chính quy hóa thị trường bất động sản, kỷ luật thông tin thị trường cần phải được nâng cao; cần triển khai nghiên cứu, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thị trường thế chấp thứ cấp; quỹ tiết kiệm bất động sản cần sớm thành lập.
Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam nhấn mạnh một trong những giải pháp khi có khủng hoảng là giảm nguồn cung, rà soát giảm nguồn cung bằng cách tạm dừng, tạm hoãn một số dự án chưa giải phóng mặt bằng hoặc chưa có tiền để triển khai dự án, hạ tầng sau khi giải phóng mặt bằng.
Hiện nay bất động sản thiếu dòng tiền rất lớn cho cả phía bên bán lẫn bên mua, đặc biệt tín dụng này phải có lãi suất mà người dân chấp nhận được.
Theo Nghị quyết 02 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước dành từ 20-40 nghìn tỷ đồng thông qua tái cấp vốn với lãi suất hợp lý và thời hạn tối đa 10 năm tùy theo đối tượng sử dụng vốn vay để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước.
Trong quý 1, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành các tiêu chí cho vay để các doanh nghiệp bất động sản hoàn thiện nốt sản phẩm của mình, tăng tính thanh khoản của hàng hóa.
Hiện nay, Ngân hàng BIDV đã ký với Bộ Xây dựng cam kết khung về gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng trong 3 năm để cho vay các dự án nhà ở xã hội quy mô nhỏ, trong đó giành 65% dành cho người dân vay mua nhà.
Theo ông Nguyễn Trần Nam, Nhà nước cũng có chủ trương thay vì Nhà nước đầu tư vào nhà ở xã hội, tái định cư thì sẽ dùng nguồn tiền này để mua quỹ nhà ở thương mại sẵn có. Từ đó, người mua sẽ được hưởng lợi từ chất lượng tốt của công trình, doanh nghiệp bán được sản phẩm.
Theo thống kê, hiện cả nước còn tồn 16.469 căn hộ chung cư, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có 10.108 căn. Tuy nhiên, theo báo cáo từ quỹ Dragon Capital, con số hàng tồn kho căn hộ để bán lên đến 70.000 căn ở cả Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong đó chưa tính đến tồn biệt thự, liền kề./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN)