Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại có cơ hội đổi mới công nghệ tiếp cận sản xuất sạch hơn nhờ Quỹ ủy thác tín dụng xanh.
Đây là thông tin được công bố tại hội thảo "Quỹ ủy thác tín dụng xanh - hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đổi mới công nghệ," do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường (VACNE) tổ chức ngày 3/11.
Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Thị Nga, Phó Giám đốc Trung tâm sản xuất sạch hơn cho biết Quỹ ủy thác tín dụng xanh do Trung tâm sản xuất sạch hơn điều phối. Quỹ sẽ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ sạch hơn từ trung đến dài hạn với mức bảo lãnh tối đa 50% tổng giá trị khoản vay, trả thưởng tối đa 25% tổng giá trị khoản vay tại 3 ngân hàng thương mại ACB, Techcombanhk và VIB. Thời gian xem xét cho một dự án là 75 ngày, triển khai đầu tư trong 3-6 tháng.
Việt Nam đã có 13 dự án được phê duyệt kỹ thuật, 6 dự án được giải ngân, 1 dự án là Công ty cổ phần Nhựa Tân Phú (Thành phố Hồ Chí Minh) đã hoàn tất việc trả thưởng. Nhiều thay đổi công nghệ đạt hiệu quả như thay lò gạch thủ công bằng lò gạch liên tục kiểu đứng ở vùng cao tiết kiệm được 50% lượng than; thay lò nung sứ gián đoạn con thoi bằng bằng lò nung liên tục cắt giảm tới 40% lượng than. Một số doanh nghiệp trong ngành giấy vừa đăng ký lắp đặt hệ tuyển nổi tái sử dụng nước thải xeo sẽ giảm tới 70% tiêu thụ nước sạch trên một đơn vị sản phẩm.
Theo Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, hiện nay các sản phẩm tiêu thụ trong nước không thể hiện được nhiều cam kết về tính thân thiện môi trường, an toàn và sức khỏe người tiêu dùng, các trách nhiệm xã hội. Các mặt hàng xuất khẩu có tỷ lệ lợi nhuận được hưởng trong toàn bộ chuỗi giá trị toàn cầu rất thấp chỉ ở mức 5-15%, trong khi đó khả năng cạnh tranh yếu kém và nền kinh tế phát triển thiếu bền vững.
Yêu cầu thực tiễn phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Sản xuất sạch hơn là một cách nghĩ mới và có tính sáng tạo đối với các sản phẩm và quá trình sản xuất. Sản xuất sạch hơn tăng lợi ích kinh tế, tăng năng suất, cải thiện môi trường liên tục, chiếm lĩnh ưu thế cạnh tranh và cải thiện hình ảnh doanh nghiệp.
Giáo sư-tiến sỹ Trần Hiếu Nhuệ, Trưởng ban Môi trường và Doanh nghiệp, VACNE cho rằng Việt Nam đã và đang hình thành ngành công nghiệp môi trường. Một số doanh nghiệp nhận thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường và tích cực tuân thủ quy chuẩn môi trường cũng như các quy định chung về bảo vệ môi trường, nhưng còn không ít các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng. Hiện công nghệ, thiết bị xử lý môi trường đang đi theo hướng sản xuất sạch hơn, nên các doanh nghiệp phải lấy bảo vệ môi trường là mục tiêu cải thiện sản xuất. /.
Đây là thông tin được công bố tại hội thảo "Quỹ ủy thác tín dụng xanh - hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đổi mới công nghệ," do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường (VACNE) tổ chức ngày 3/11.
Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Thị Nga, Phó Giám đốc Trung tâm sản xuất sạch hơn cho biết Quỹ ủy thác tín dụng xanh do Trung tâm sản xuất sạch hơn điều phối. Quỹ sẽ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ sạch hơn từ trung đến dài hạn với mức bảo lãnh tối đa 50% tổng giá trị khoản vay, trả thưởng tối đa 25% tổng giá trị khoản vay tại 3 ngân hàng thương mại ACB, Techcombanhk và VIB. Thời gian xem xét cho một dự án là 75 ngày, triển khai đầu tư trong 3-6 tháng.
Việt Nam đã có 13 dự án được phê duyệt kỹ thuật, 6 dự án được giải ngân, 1 dự án là Công ty cổ phần Nhựa Tân Phú (Thành phố Hồ Chí Minh) đã hoàn tất việc trả thưởng. Nhiều thay đổi công nghệ đạt hiệu quả như thay lò gạch thủ công bằng lò gạch liên tục kiểu đứng ở vùng cao tiết kiệm được 50% lượng than; thay lò nung sứ gián đoạn con thoi bằng bằng lò nung liên tục cắt giảm tới 40% lượng than. Một số doanh nghiệp trong ngành giấy vừa đăng ký lắp đặt hệ tuyển nổi tái sử dụng nước thải xeo sẽ giảm tới 70% tiêu thụ nước sạch trên một đơn vị sản phẩm.
Theo Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, hiện nay các sản phẩm tiêu thụ trong nước không thể hiện được nhiều cam kết về tính thân thiện môi trường, an toàn và sức khỏe người tiêu dùng, các trách nhiệm xã hội. Các mặt hàng xuất khẩu có tỷ lệ lợi nhuận được hưởng trong toàn bộ chuỗi giá trị toàn cầu rất thấp chỉ ở mức 5-15%, trong khi đó khả năng cạnh tranh yếu kém và nền kinh tế phát triển thiếu bền vững.
Yêu cầu thực tiễn phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Sản xuất sạch hơn là một cách nghĩ mới và có tính sáng tạo đối với các sản phẩm và quá trình sản xuất. Sản xuất sạch hơn tăng lợi ích kinh tế, tăng năng suất, cải thiện môi trường liên tục, chiếm lĩnh ưu thế cạnh tranh và cải thiện hình ảnh doanh nghiệp.
Giáo sư-tiến sỹ Trần Hiếu Nhuệ, Trưởng ban Môi trường và Doanh nghiệp, VACNE cho rằng Việt Nam đã và đang hình thành ngành công nghiệp môi trường. Một số doanh nghiệp nhận thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường và tích cực tuân thủ quy chuẩn môi trường cũng như các quy định chung về bảo vệ môi trường, nhưng còn không ít các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng. Hiện công nghệ, thiết bị xử lý môi trường đang đi theo hướng sản xuất sạch hơn, nên các doanh nghiệp phải lấy bảo vệ môi trường là mục tiêu cải thiện sản xuất. /.
Minh Nguyệt (TTXVN/Vietnam+)