Nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo “Thị trường Trung Quốc - Tiềm năng và cơ hội phát triển” vào 26/4.
Các tham luận tại hội thảo đã cung cấp nhiều thông tin thiết thực về tập tính mua hàng, thói quen kinh doanh, phương pháp nghiên cứu thị trường; giới thiệu các hàng rào kỹ thuật, hệ thống phân phối để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường hiệu quả.
Tại thị trường Trung Quốc các mặt hàng chế biến đang giữ vị trí quan trọng, những sản phẩm chế biến thủy hải sản, nông sản… có sức cạnh tranh cao, đồng thời có hệ thống phân phối với khoảng 1 triệu siêu thị và cửa hàng tiện lợi, đây là những lợi thế mà doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để tăng tính cạnh tranh sản phẩm, tiếp cận người tiêu dùng.
Ông Hàng Vay Chi, Tổng giám đốc công ty Cổ Phần Khu Công nghiệp Việt Hương, cho biết sản phẩm Việt Nam chưa đủ tiềm lực cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc, không chỉ về công nghệ mà cả về đầu tư giá trị tăng thêm sau chế biến.
Riêng về chủng loại ngành hàng, sản phẩm công nghệ của Việt Nam sản xuất lại có một số mẫu mã na ná hàng Trung Quốc như nhựa, giày dép, may mặc, vật liệu dựng…
Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vào những sản phẩm chế biến có thế mạnh về nguồn nguyên liệu, tuy nhiên không nên xuất sản phẩm thô vì giá trị không cao, lợi nhuận lại thấp.
Theo Tiến sỹ Trần Đức Hạnh, Chuyên viên cao cấp Trung tâm hỗ trợ Hội nhập WTO Thành phố Hồ Chí Minh: Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tính riêng giai đoạn từ 2006-2011 thị trường Trung Quốc chiếm trên 20% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Thị trường Trung Quốc đóng vai trò quan trọng, vì vừa là thị trường xuất khẩu lớn vừa là thị trường nhập siêu lớn, tuy nhiên để thâm nhập thị trường thành công, doanh nghiệp cần tìm những mặt hàng đặc thù, chọn phân khúc thị trường phù hợp, tận dụng hiệu quả các quy định về giảm thuế quan và chú trọng khâu thực hiện nghiên cứu phân tích thị trường./.
Các tham luận tại hội thảo đã cung cấp nhiều thông tin thiết thực về tập tính mua hàng, thói quen kinh doanh, phương pháp nghiên cứu thị trường; giới thiệu các hàng rào kỹ thuật, hệ thống phân phối để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường hiệu quả.
Tại thị trường Trung Quốc các mặt hàng chế biến đang giữ vị trí quan trọng, những sản phẩm chế biến thủy hải sản, nông sản… có sức cạnh tranh cao, đồng thời có hệ thống phân phối với khoảng 1 triệu siêu thị và cửa hàng tiện lợi, đây là những lợi thế mà doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để tăng tính cạnh tranh sản phẩm, tiếp cận người tiêu dùng.
Ông Hàng Vay Chi, Tổng giám đốc công ty Cổ Phần Khu Công nghiệp Việt Hương, cho biết sản phẩm Việt Nam chưa đủ tiềm lực cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc, không chỉ về công nghệ mà cả về đầu tư giá trị tăng thêm sau chế biến.
Riêng về chủng loại ngành hàng, sản phẩm công nghệ của Việt Nam sản xuất lại có một số mẫu mã na ná hàng Trung Quốc như nhựa, giày dép, may mặc, vật liệu dựng…
Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vào những sản phẩm chế biến có thế mạnh về nguồn nguyên liệu, tuy nhiên không nên xuất sản phẩm thô vì giá trị không cao, lợi nhuận lại thấp.
Theo Tiến sỹ Trần Đức Hạnh, Chuyên viên cao cấp Trung tâm hỗ trợ Hội nhập WTO Thành phố Hồ Chí Minh: Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tính riêng giai đoạn từ 2006-2011 thị trường Trung Quốc chiếm trên 20% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Thị trường Trung Quốc đóng vai trò quan trọng, vì vừa là thị trường xuất khẩu lớn vừa là thị trường nhập siêu lớn, tuy nhiên để thâm nhập thị trường thành công, doanh nghiệp cần tìm những mặt hàng đặc thù, chọn phân khúc thị trường phù hợp, tận dụng hiệu quả các quy định về giảm thuế quan và chú trọng khâu thực hiện nghiên cứu phân tích thị trường./.
Mỹ Phương (TTXVN)