Ngày 15/5, tại Đà Lạt, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng tổ chức Hội thảo “hỗ trợ đăng ký ra nước ngoài đối với địa danh dùng cho đặc sản.”
Đại diện của 36 tỉnh, thành trong cả nước đã tham dự Hội thảo.
Hội thảo nhằm tạo diễn đàn thảo luận giữa các địa phương, các đơn vị có nhu cầu đăng ký bảo hộ địa danh ra nước ngoài với các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp và Cục sở hữu trí tuệ, qua đó giúp các địa phương nắm bắt rõ hơn về cơ chế, nguyên tắc của chương trình, đồng thời đề xuất, trao đổi, đưa ra giải pháp nhằm triển khai đăng ký ra nước ngoài đối với địa danh dùng cho đặc sản một cách hiệu quả.
Chức năng của nhãn hiệu là định vị sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng, việc bảo hộ sản phẩm nói chung là dấu hiệu mô tả nguồn gốc địa lý, giúp bảo hộ danh tiếng của các sản phẩm trên thị trường, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của hàng hóa, từ đó nâng cao giá trị của sản phẩm, đồng thời giúp người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
Tuy nhiên, thời gian gần đây nhãn hiệu mang dấu hiệu mô tả nguồn gốc địa lý dùng cho đặc sản của Việt Nam bị các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài đăng ký tại nước sở tại (thường gọi là làm “mất thương hiệu”). Điều này dẫn đến thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất, kinh doanh của Việt Nam .
Trước nhu cầu thực tế đăng ký bảo hộ các dấu hiệu mô tả nguồn gốc địa lý của Việt Nam hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thông qua chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ (chương trình 68). Theo đó, chương trình sẽ hỗ trợ một phần kinh phí đăng ký cho các địa phương tối đa là hai sản phẩm đặc thù, mỗi địa danh đăng ký tối đa năm nước. Mức hỗ trợ tối đa là 50% phí thuê dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Theo bà Nguyễn Thị Nguyên Lý, Phòng chỉ dẫn địa lý - Cục sở hữu trí tuệ, đến nay sản phẩm chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam được cấp 27 chỉ dẫn địa lý và hai sản phẩm của nước ngoài. Sản phẩm chỉ dẫn địa lý là đặc sản vùng miền, phụ thuộc vào khí hậu, vùng miền và phương pháp sản xuất của từng vùng.
Để sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý các địa phương cần chú trọng đảm bảo các yếu tố như tính cổ truyền; chất lượng sản phẩm mang tính truyền thống; khoanh vùng địa lý.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Nguyên Lý, hiện nay các doanh nghiệp, cá nhân chưa thực sự có ý thức về tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý, đối với sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý thì giá trị sản phẩm tăng lên rất cao. Khi sản phẩm được công nhận thì không nên để mất, hoặc bị làm giả…
Để mất chỉ dẫn địa lý sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín và giảm giá trị kinh tế sản phẩm./.
Đại diện của 36 tỉnh, thành trong cả nước đã tham dự Hội thảo.
Hội thảo nhằm tạo diễn đàn thảo luận giữa các địa phương, các đơn vị có nhu cầu đăng ký bảo hộ địa danh ra nước ngoài với các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp và Cục sở hữu trí tuệ, qua đó giúp các địa phương nắm bắt rõ hơn về cơ chế, nguyên tắc của chương trình, đồng thời đề xuất, trao đổi, đưa ra giải pháp nhằm triển khai đăng ký ra nước ngoài đối với địa danh dùng cho đặc sản một cách hiệu quả.
Chức năng của nhãn hiệu là định vị sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng, việc bảo hộ sản phẩm nói chung là dấu hiệu mô tả nguồn gốc địa lý, giúp bảo hộ danh tiếng của các sản phẩm trên thị trường, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của hàng hóa, từ đó nâng cao giá trị của sản phẩm, đồng thời giúp người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
Tuy nhiên, thời gian gần đây nhãn hiệu mang dấu hiệu mô tả nguồn gốc địa lý dùng cho đặc sản của Việt Nam bị các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài đăng ký tại nước sở tại (thường gọi là làm “mất thương hiệu”). Điều này dẫn đến thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất, kinh doanh của Việt Nam .
Trước nhu cầu thực tế đăng ký bảo hộ các dấu hiệu mô tả nguồn gốc địa lý của Việt Nam hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thông qua chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ (chương trình 68). Theo đó, chương trình sẽ hỗ trợ một phần kinh phí đăng ký cho các địa phương tối đa là hai sản phẩm đặc thù, mỗi địa danh đăng ký tối đa năm nước. Mức hỗ trợ tối đa là 50% phí thuê dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Theo bà Nguyễn Thị Nguyên Lý, Phòng chỉ dẫn địa lý - Cục sở hữu trí tuệ, đến nay sản phẩm chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam được cấp 27 chỉ dẫn địa lý và hai sản phẩm của nước ngoài. Sản phẩm chỉ dẫn địa lý là đặc sản vùng miền, phụ thuộc vào khí hậu, vùng miền và phương pháp sản xuất của từng vùng.
Để sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý các địa phương cần chú trọng đảm bảo các yếu tố như tính cổ truyền; chất lượng sản phẩm mang tính truyền thống; khoanh vùng địa lý.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Nguyên Lý, hiện nay các doanh nghiệp, cá nhân chưa thực sự có ý thức về tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý, đối với sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý thì giá trị sản phẩm tăng lên rất cao. Khi sản phẩm được công nhận thì không nên để mất, hoặc bị làm giả…
Để mất chỉ dẫn địa lý sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín và giảm giá trị kinh tế sản phẩm./.
Đặng Tuấn (TTXVN)