Dự án "Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện hiệu quả chiến lược quốc gia về dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam, giai đoạn 2011-2020" đã được lãnh đạo Bộ Y tế và Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam khởi động ngày 31/10.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nêu rõ, việc Quỹ Dân số liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện hiệu quả chiến lược quốc gia về dân số và sức khỏe sinh sản, giai đoạn 2011-2020 là hết sức có ý nghĩa giúp Việt Nam hoàn thành Mục tiêu Thiên niên kỷ. Đây là nền tảng hết sức vững chắc và thiết thực giúp Việt Nam giải quyết các vấn đề về mất cân bằng giới tính khi sinh; chăm sóc người cao tuổi; phòng chống bạo lực gia đình; công tác truyền thông vận động và truyền thông thay đổi hành vi về làm mẹ an toàn và kế hoạch hóa gia đình.
Dự án khi triển khai sẽ thông qua công tác tăng cường tiếp cận phổ cập và sử dụng dịch vụ dân số và sức khỏe sinh sản có chất lượng, nhạy cảm giới cho người dân Việt Nam; đặc biệt các nhóm dân cư thiệt thòi như người dân tộc thiểu số, người trẻ tuổi chưa kết hôn, người di cư, người cao tuổi, các nạn nhân bạo lực gia đình và người dân sinh sống ở những vùng khó khăn khó tiếp cận.
Dự án sẽ triển khai nhiều hoạt động thiết thực như: Các nghiên cứu chi phí - hiệu quả về dân số, sức khỏe sinh sản và HIV; cải thiện việc xây dựng, thực hiện và giám sát các luật, chính sách, các chương trình trong lĩnh vực dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và bạo lực giới; tăng cường năng lực của Bộ Y tế trong thực hiện và giám sát các chính sách và chương trình dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và bạo lực... từ năm 2011-2020.
Bà Mandeep K.O'Brien, Quyền Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, nêu rõ kể từ Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển(ICPD) năm 1994 đến nay các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã đầu tư nhiều nguồn lực và các chính sách nhằm cải thiện sự tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục có chất lượng.
Theo bà, đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục là một phần của chiến lược xóa đói, giảm nghèo của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Bà khẳng định, cùng với các tổ chức của Liên hợp quốc, UNFPA cam kết mạnh mẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong các nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu tiếp cận phổ cập gói dịch vụ lồng ghép về dịch vụ sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục có chất lượng ở tất cả các xã và huyện tại Việt Nam.
Theo đại diện Bộ Y tế, tại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ tử vong mẹ tuy đã giảm nhưng vẫn còn sự chênh lệch khá lớn cả về tử vong và bệnh tật giữa các vùng miền, đặc biệt là trong nhóm dân tộc thiểu số; chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên - thanh niên chưa được quan tâm; sàng lọc phát hiện ung thư cổ tử cung chưa được thực hiện rộng rãi. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ kế hoạch hoá gia đình còn hạn chế, việc điều phối cung ứng phương tiện tránh thai chưa linh hoạt, chưa chủ động được nguồn cung cấp dẫn đến thiếu và thừa cục bộ ở một số nơi.
Đặc biệt vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh mới xuất hiện nhưng đang thu hút sự quan tâm của xã hội; dân số Việt Nam bắt đầu quá trình già hóa, số lượng người cao tuổi ngày càng tăng. Trong khi đó, nhân lực về chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung, đặc biệt là nhân lực tại các tuyến huyện, xã và các thôn bản miền núi khó khăn, còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực.
Theo điều tra của ngành y tế : 58% phụ nữ đã từng trải qua một trong ba hình thức bạo lực thể chất, tình dục và tinh thần; 32% phụ nữ từng kết hôn đã trải qua bạo lực thể chất trong cuộc đời và 6% đã trải qua bạo lực thể chất trong vòng 12 tháng. Chính vì vậy, việc thiết lập gói dịch vụ tối thiểu toàn diện về phòng chống bạo lực gia đình, trong đó dịch vụ sàng lọc, tư vấn, chăm sóc y tế và điều trị cho nạn nhân cần được chú trọng.../.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nêu rõ, việc Quỹ Dân số liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện hiệu quả chiến lược quốc gia về dân số và sức khỏe sinh sản, giai đoạn 2011-2020 là hết sức có ý nghĩa giúp Việt Nam hoàn thành Mục tiêu Thiên niên kỷ. Đây là nền tảng hết sức vững chắc và thiết thực giúp Việt Nam giải quyết các vấn đề về mất cân bằng giới tính khi sinh; chăm sóc người cao tuổi; phòng chống bạo lực gia đình; công tác truyền thông vận động và truyền thông thay đổi hành vi về làm mẹ an toàn và kế hoạch hóa gia đình.
Dự án khi triển khai sẽ thông qua công tác tăng cường tiếp cận phổ cập và sử dụng dịch vụ dân số và sức khỏe sinh sản có chất lượng, nhạy cảm giới cho người dân Việt Nam; đặc biệt các nhóm dân cư thiệt thòi như người dân tộc thiểu số, người trẻ tuổi chưa kết hôn, người di cư, người cao tuổi, các nạn nhân bạo lực gia đình và người dân sinh sống ở những vùng khó khăn khó tiếp cận.
Dự án sẽ triển khai nhiều hoạt động thiết thực như: Các nghiên cứu chi phí - hiệu quả về dân số, sức khỏe sinh sản và HIV; cải thiện việc xây dựng, thực hiện và giám sát các luật, chính sách, các chương trình trong lĩnh vực dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và bạo lực giới; tăng cường năng lực của Bộ Y tế trong thực hiện và giám sát các chính sách và chương trình dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và bạo lực... từ năm 2011-2020.
Bà Mandeep K.O'Brien, Quyền Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, nêu rõ kể từ Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển(ICPD) năm 1994 đến nay các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã đầu tư nhiều nguồn lực và các chính sách nhằm cải thiện sự tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục có chất lượng.
Theo bà, đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục là một phần của chiến lược xóa đói, giảm nghèo của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Bà khẳng định, cùng với các tổ chức của Liên hợp quốc, UNFPA cam kết mạnh mẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong các nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu tiếp cận phổ cập gói dịch vụ lồng ghép về dịch vụ sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục có chất lượng ở tất cả các xã và huyện tại Việt Nam.
Theo đại diện Bộ Y tế, tại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ tử vong mẹ tuy đã giảm nhưng vẫn còn sự chênh lệch khá lớn cả về tử vong và bệnh tật giữa các vùng miền, đặc biệt là trong nhóm dân tộc thiểu số; chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên - thanh niên chưa được quan tâm; sàng lọc phát hiện ung thư cổ tử cung chưa được thực hiện rộng rãi. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ kế hoạch hoá gia đình còn hạn chế, việc điều phối cung ứng phương tiện tránh thai chưa linh hoạt, chưa chủ động được nguồn cung cấp dẫn đến thiếu và thừa cục bộ ở một số nơi.
Đặc biệt vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh mới xuất hiện nhưng đang thu hút sự quan tâm của xã hội; dân số Việt Nam bắt đầu quá trình già hóa, số lượng người cao tuổi ngày càng tăng. Trong khi đó, nhân lực về chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung, đặc biệt là nhân lực tại các tuyến huyện, xã và các thôn bản miền núi khó khăn, còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực.
Theo điều tra của ngành y tế : 58% phụ nữ đã từng trải qua một trong ba hình thức bạo lực thể chất, tình dục và tinh thần; 32% phụ nữ từng kết hôn đã trải qua bạo lực thể chất trong cuộc đời và 6% đã trải qua bạo lực thể chất trong vòng 12 tháng. Chính vì vậy, việc thiết lập gói dịch vụ tối thiểu toàn diện về phòng chống bạo lực gia đình, trong đó dịch vụ sàng lọc, tư vấn, chăm sóc y tế và điều trị cho nạn nhân cần được chú trọng.../.
Nhật Minh (TTXVN)