Sáng nay, 15/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) đã tổ chức hội thảo: “MUTRAP III – Chính sách thương mại châu Âu đối với các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam” với sự tham dự của 150 đại biểu gồm các Hiệp hội và doanh nghiệp thành viên của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Dự án “Hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III EU-Việt Nam MUTRAP III”, nhằm mục tiêu hỗ trợ và nâng cao năng lực cho các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong việc cung cấp cho các thành viên về các vấn đề thương mại liên quan đến EU.
Theo Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Sean Doyle, sự tham gia ngày càng cao của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu và thị trường quốc tế sẽ đòi hỏi sự tăng cường năng lực của cả Chính phủ và các Hiệp hội doanh nghiệp ở cấp trung ương và địa phương.
"Một vài Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thiếu khả năng trong vai trò tư vấn các qui định và chính sách liên quan đến thương mại châu Âu; trong việc thông tin cho các thành viên về ý nghĩa của việc hội nhập thương mại, các Hiệp định thương mại tự do và các cơ hội kinh doanh. Các hiệp hội cũng thiếu cán bộ được đào tạo chuyên môn và thiếu cả ngân sách để thực hiện các chương trình nghiên cứu mặc dù chỉ cần một phần ngân sách nhỏ", ông Sean Doyle nói.
Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham cũng cho rằng, việc thực hiện và áp dụng các cam kết với WTO và các Hiệp định thương mại song phương không chỉ là yêu cầu với Chính phủ Việt Nam mà cũng là yêu cầu với các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam khi các doanh nghiệp thành viên ngày càng tham gia sâu vào thương mại xuyên biên giới.
Để tăng cường sự nhận thức về các chính sách thương mại, EuroCham hiện nay đang tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo cho các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam được lựa chọn để thiết kế ra giáo trình đào tạo phù hợp với các nhu cầu thực tế. Khi hoàn thành đánh giá nhu cầu đào tạo, EuroCham sẽ tiến hành một loạt các hội thảo cấp cao cho các hiệp hội doanh nghiệp trên như là một phần chính trong chương trình tăng cường năng lực.
Ngoài ra, việc tham gia tích cực của các đối tác cùng với các thành viên của EuroCham trong các nhóm công tác thuộc hội đồng tư vấn của đề án 30 thuộc Văn phòng Chính phủ, các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ nâng cao năng lực trong vai trò cung cấp các đề xuất cho Chính phủ nhằm cắt giảm 30% các thủ tục hành chính vào cuối năm 2010.
Hiện có 8 Hiệp hội doanh nghiệp được lựa chọn là đối tác chính thức của EuroCham gồm: Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS); Hiệp hội Da giầy Việt Nam (LEFASO); Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP); Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh; Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội (HASMEA); Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA); Hội doanh nhân trẻ thành phố Hồ Chí Minh (YBA) và Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Cần Thơ (CBA)./.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Dự án “Hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III EU-Việt Nam MUTRAP III”, nhằm mục tiêu hỗ trợ và nâng cao năng lực cho các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong việc cung cấp cho các thành viên về các vấn đề thương mại liên quan đến EU.
Theo Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Sean Doyle, sự tham gia ngày càng cao của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu và thị trường quốc tế sẽ đòi hỏi sự tăng cường năng lực của cả Chính phủ và các Hiệp hội doanh nghiệp ở cấp trung ương và địa phương.
"Một vài Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thiếu khả năng trong vai trò tư vấn các qui định và chính sách liên quan đến thương mại châu Âu; trong việc thông tin cho các thành viên về ý nghĩa của việc hội nhập thương mại, các Hiệp định thương mại tự do và các cơ hội kinh doanh. Các hiệp hội cũng thiếu cán bộ được đào tạo chuyên môn và thiếu cả ngân sách để thực hiện các chương trình nghiên cứu mặc dù chỉ cần một phần ngân sách nhỏ", ông Sean Doyle nói.
Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham cũng cho rằng, việc thực hiện và áp dụng các cam kết với WTO và các Hiệp định thương mại song phương không chỉ là yêu cầu với Chính phủ Việt Nam mà cũng là yêu cầu với các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam khi các doanh nghiệp thành viên ngày càng tham gia sâu vào thương mại xuyên biên giới.
Để tăng cường sự nhận thức về các chính sách thương mại, EuroCham hiện nay đang tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo cho các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam được lựa chọn để thiết kế ra giáo trình đào tạo phù hợp với các nhu cầu thực tế. Khi hoàn thành đánh giá nhu cầu đào tạo, EuroCham sẽ tiến hành một loạt các hội thảo cấp cao cho các hiệp hội doanh nghiệp trên như là một phần chính trong chương trình tăng cường năng lực.
Ngoài ra, việc tham gia tích cực của các đối tác cùng với các thành viên của EuroCham trong các nhóm công tác thuộc hội đồng tư vấn của đề án 30 thuộc Văn phòng Chính phủ, các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ nâng cao năng lực trong vai trò cung cấp các đề xuất cho Chính phủ nhằm cắt giảm 30% các thủ tục hành chính vào cuối năm 2010.
Hiện có 8 Hiệp hội doanh nghiệp được lựa chọn là đối tác chính thức của EuroCham gồm: Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS); Hiệp hội Da giầy Việt Nam (LEFASO); Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP); Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh; Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội (HASMEA); Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA); Hội doanh nhân trẻ thành phố Hồ Chí Minh (YBA) và Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Cần Thơ (CBA)./.
Đức Duy (Vietnam+)