Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ hộ chính sách và hộ nghèo chống rét cho trâu, bò tại các tỉnh miền Bắc.
Mức hỗ trợ cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo là 100.000 đồng/1 con trâu, bò để mua thức ăn tinh bổ sung cho vật nuôi.
Số lượng trâu, bò thuộc các hộ nghèo của 19 tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra ước tính khoảng 360.000 con; tương đương với tổng kinh phí hỗ trợ là 36 tỷ đồng.
Theo thông báo của Cục Chăn nuôi, tính đến chiều 29/1 đã có gần 44.000 con trâu, bò và một số loại gia súc khác bị chết do rét đậm, rét hại.
Địa phương có số trâu, bò chết nhiều nhất là Sơn La với hơn 8.800 con; tiếp đến là Lạng Sơn gần 7.000 con; Cao Bằng hơn 6.000 con…
Qua kiểm tra cho thấy, công tác tuyên truyền, vận động chống rét; dự trữ thức ăn chống đói cho vật nuôi ở một số địa phương còn chưa tích cực và đồng bộ; người dân còn chủ quan, chăn thả trâu, bò trong rừng không che chắn.
Bên cạnh đó, diện tích đất làm bãi chăn thả, đồng cỏ, trồng cây thức ăn chăn nuôi đang dần bị thu hẹp cũng là một phần nguyên nhân khiến thức ăn cung cấp cho vật nuôi thiếu.
Hiện Cục Chăn nuôi tiếp tục cử các đoàn công tác xuống địa phương để hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện việc phòng, chống rét cho gia súc.
Các địa phương khuyến cáo các hộ gia đình không thả rông trâu, bò; che chắn chuồng nuôi không để bị gió lùa, mưa dột, làm ấm chuồng nuôi đồng thời cung cấp thức ăn, nước uống cho vật nuôi hàng ngày./.
Mức hỗ trợ cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo là 100.000 đồng/1 con trâu, bò để mua thức ăn tinh bổ sung cho vật nuôi.
Số lượng trâu, bò thuộc các hộ nghèo của 19 tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra ước tính khoảng 360.000 con; tương đương với tổng kinh phí hỗ trợ là 36 tỷ đồng.
Theo thông báo của Cục Chăn nuôi, tính đến chiều 29/1 đã có gần 44.000 con trâu, bò và một số loại gia súc khác bị chết do rét đậm, rét hại.
Địa phương có số trâu, bò chết nhiều nhất là Sơn La với hơn 8.800 con; tiếp đến là Lạng Sơn gần 7.000 con; Cao Bằng hơn 6.000 con…
Qua kiểm tra cho thấy, công tác tuyên truyền, vận động chống rét; dự trữ thức ăn chống đói cho vật nuôi ở một số địa phương còn chưa tích cực và đồng bộ; người dân còn chủ quan, chăn thả trâu, bò trong rừng không che chắn.
Bên cạnh đó, diện tích đất làm bãi chăn thả, đồng cỏ, trồng cây thức ăn chăn nuôi đang dần bị thu hẹp cũng là một phần nguyên nhân khiến thức ăn cung cấp cho vật nuôi thiếu.
Hiện Cục Chăn nuôi tiếp tục cử các đoàn công tác xuống địa phương để hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện việc phòng, chống rét cho gia súc.
Các địa phương khuyến cáo các hộ gia đình không thả rông trâu, bò; che chắn chuồng nuôi không để bị gió lùa, mưa dột, làm ấm chuồng nuôi đồng thời cung cấp thức ăn, nước uống cho vật nuôi hàng ngày./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)