Hỗ trợ 2 tỷ đồng cho doanh nghiệp triển khai kinh doanh bền vững
Top 3 doanh nghiệp chiến thắng chung cuộc Sáng kiến ESG Việt Nam 2023 nhận được các hỗ trợ có tổng trị giá lên tới 2 tỷ đồng để thí điểm triển khai hoặc nhân rộng các sáng kiến kinh doanh bền vững.
Hạnh Nguyễn
Để thúc đẩy doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã khởi động cuộc thi Sáng kiến ESG Việt Nam 2023.
Theo đó, Top 3 doanh nghiệp chiến thắng chung cuộc là Công ty cổ phần HHP Global, Công ty cổ phần Vietnam Food và Công ty cổ phần Sản xuất và Xuất khẩu Quế hồi Việt Nam, đã nhận được các hỗ trợ có tổng trị giá lên tới 2 tỷ đồng để thí điểm triển khai hoặc nhân rộng các sáng kiến kinh doanh bền vững.
Trước đó, Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân (IPSC) do USAID tài trợ cũng đã lựa chọn 22 doanh nghiệp tiên phong để nhận gói hỗ trợ được thiết kế riêng với tổng giá trị lên tới 150.000 USD.
Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Dự án cho doanh nghiệp tiên phong có sự đồng hành của các bên liên quan và tập trung vào xây dựng chiến lược tổng thể (bao gồm chiến lược định vị thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường quốc tế); Nghiên cứu và phát triển thị trường mục tiêu; Hỗ trợ phát triển sản phẩm mang thương hiệu Việt và hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp./.
Hình ảnh giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp tiên phong, được nhận hỗ trợ từ Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân (IPSC):
Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và dự án USAID trao Biên bản thỏa thuận hợp tác cho đại diện 22 doanh nghiệp tiên phong. (Ảnh: Vietnam+)
Công ty Truyền thông đa phương tiện Thủ đô đã nhận được Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tiên phong với các hỗ trợ kỹ thuật lên tới 150.000 USD trong thời gian tối đa 2 năm. (Ảnh: Vietnam+)
Các doanh nghiệp nhận được hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao tri thức, tiếp cận nguồn vốn và mở rộng thị trường. (Ảnh: Vietnam+)
Các doanh nghiệp đã được đào tạo kỹ năng về giải quyết các thách thức trong quản trị, bao gồm cả các doanh nghiệp do phụ nữ và nhóm yếu thế làm chủ. (Ảnh: Vietnam+)
Các chuyên gia và cố vấn hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua đào tạo kỹ năng đổi mới, hỗ trợ năng lực chuyên môn phù hợp và kết nối mạng lưới. (Ảnh: Vietnam+)
Bên cạnh đó, Dự án thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng các công nghệ và mô hình kinh doanh sáng tạo nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh áp dụng các giải pháp mới, củng cố mạng lưới đổi mới và cải thiện khả năng tiếp cận tài chính. (Ảnh: Vietnam+)
Dự án cũng có những chính sách hỗ trợ cho các tổ chức giúp đỡ, tư vấn doanh nghiệp tăng cường kỹ năng vận động chính sách, liên kết và khả năng tiếp cận thị trường cũng là đối tượng được. (Ảnh: Vietnam+)
Thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân tiếp tục tập trung thúc đẩy tinh thần tiên phong của doanh nghiệp. (Ảnh: Vietnam+)
USAID cam kết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân Việt Nam. (Ảnh: Vietnam+)
USAID sẽ hỗ trợ Chính phủ áp dụng phương pháp và công cụ cải cách nhằm tăng hiệu quả, tính thực tiễn của các quy định, phát huy các kênh đối thoại công-tư và giảm gánh nặng tuân thủ đối với các doanh nghiệp. (Ảnh: Vietnam+)
Dự kiến đến năm 2025, khoảng 4.000 doanh nghiệp đang tăng trưởng sẽ nhận được hỗ trợ kỹ thuật để cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh, giúp tăng doanh thu và ít nhất 100 doanh nghiệp tiếp cận thành công thị trường khu vực hoặc quốc tế. (Ảnh: Vietnam+)
Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia công bố Chương trình 'Cơ hội mới' nhằm hỗ trợ nguồn nhân lực số Việt Nam phát triển, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời đại CMCN 4.0.
Dự án LinkSME đã giúp tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của doanh nhiệp, thúc đẩy doanh nghiệp kết nối và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chuyển đổi số và tiếp cận tài chính.
Dự án USAID LinkSME đã đánh giá năng lực sơ bộ, sàng lọc 180 doanh nghiệp, đánh giá năng lực toàn diện 11 doanh nghiệp và hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu cho 41 doanh nghiệp để kết nối kinh doanh.
Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai các mô hình hỗ trợ vốn kinh doanh, sinh kế, tạo việc làm cho người khuyết tật và nạn nhân da cam; cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng...
Dự án dự kiến thực hiện trong 5 năm (từ 9/2023 đến 8/2028) nhằm hỗ trợ vai trò lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc kiện toàn khung pháp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của Giáo dục Đại học.