Ngày 11/3, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội thảo về đề án hỗ trợ nâng cao điều kiện an toàn nhà ở trong khu vực có lũ, lụt tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết tổng số địa phương được hỗ trợ từ chương trình là 14 tỉnh.
Đề án sẽ tập trung vào các biện pháp nâng cao điều kiện an toàn nhà ở, giảm tối đa thiệt hại về người cũng như của cải cho người dân. Việc đưa ra cơ chế chính sách chung để thực hiện dự án cho các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là việc làm cần thiết.
Dự thảo của đề án đã đưa ra 5 mô hình về nhà ở cho các hộ dân trong khu vực bị thiên tai, lũ lụt: làm bè nổi tránh lũ; làm gác lửng trong nhà để tránh lũ; xây dựng gian nhà ở kiên cố liền kề với nhà ở đã có; xây dựng nhà ở kiên cố có chiều cao ở vượt lũ; xây dựng nhà cộng đồng kết hợp tránh lũ tại các cụm dân cư thôn, bản.
Dự thảo cũng đã đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao điều kiện an toàn nhà ở cho các hộ dân trong khu vực có thiên tai, lũ lụt. Địa phương thuộc diện đối tượng được hỗ trợ xây dựng phải có đủ hai điều kiện: cụm dân cư, thôn bản ổn định hoặc cụm dân cư mới phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại địa phương; cụm dân cư thôn, bản chưa có các công trình công cộng có khả năng kết hợp tránh lũ.
Hộ gia đình thuộc đối tượng phải có đủ hai điều kiện là có nhà một tầng bị ngập lũ trong khoảng từ 1,5-3,6m tính từ nền nhà so với đỉnh lũ cao nhất từ trước đến nay tại địa phương và đang cư trú tại những cụm dân cư ổn định hoặc cụm dân cư mới phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Trong dự thảo đưa ra, thời gian dự kiến thực hiện dự án từ năm 2011-2015.
Tại hội thảo, một số ý kiến cho rằng nên giảm thời gian thực hiện dự án xuống còn 2-3 năm. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị, trong đề án nên có những giải pháp quy hoạch thích hợp theo từng vùng.
Đại diện của Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An đưa ra ý kiến trong đề án nên phân tích cụ thể hơn tác động của từng loại thiên tai, từ đó có giải pháp quy hoạch cũng như về mặt kỹ thuật phù hợp như kết cấu nhà ở phù hợp với từng vùng, từng loại mức sống.
Đồng tình với quan điểm đó, đại diện của Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam cho biết đặc thù địa hình của Quảng Nam tại những nơi hay xảy ra lũ chia thành hai vùng: vùng cao và vùng thấp, do vậy, việc nghiên cứu xây nhà phù hợp với từng địa phương từng vùng cần cần được cụ thể hóa trong đề án./.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết tổng số địa phương được hỗ trợ từ chương trình là 14 tỉnh.
Đề án sẽ tập trung vào các biện pháp nâng cao điều kiện an toàn nhà ở, giảm tối đa thiệt hại về người cũng như của cải cho người dân. Việc đưa ra cơ chế chính sách chung để thực hiện dự án cho các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là việc làm cần thiết.
Dự thảo của đề án đã đưa ra 5 mô hình về nhà ở cho các hộ dân trong khu vực bị thiên tai, lũ lụt: làm bè nổi tránh lũ; làm gác lửng trong nhà để tránh lũ; xây dựng gian nhà ở kiên cố liền kề với nhà ở đã có; xây dựng nhà ở kiên cố có chiều cao ở vượt lũ; xây dựng nhà cộng đồng kết hợp tránh lũ tại các cụm dân cư thôn, bản.
Dự thảo cũng đã đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao điều kiện an toàn nhà ở cho các hộ dân trong khu vực có thiên tai, lũ lụt. Địa phương thuộc diện đối tượng được hỗ trợ xây dựng phải có đủ hai điều kiện: cụm dân cư, thôn bản ổn định hoặc cụm dân cư mới phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại địa phương; cụm dân cư thôn, bản chưa có các công trình công cộng có khả năng kết hợp tránh lũ.
Hộ gia đình thuộc đối tượng phải có đủ hai điều kiện là có nhà một tầng bị ngập lũ trong khoảng từ 1,5-3,6m tính từ nền nhà so với đỉnh lũ cao nhất từ trước đến nay tại địa phương và đang cư trú tại những cụm dân cư ổn định hoặc cụm dân cư mới phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Trong dự thảo đưa ra, thời gian dự kiến thực hiện dự án từ năm 2011-2015.
Tại hội thảo, một số ý kiến cho rằng nên giảm thời gian thực hiện dự án xuống còn 2-3 năm. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị, trong đề án nên có những giải pháp quy hoạch thích hợp theo từng vùng.
Đại diện của Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An đưa ra ý kiến trong đề án nên phân tích cụ thể hơn tác động của từng loại thiên tai, từ đó có giải pháp quy hoạch cũng như về mặt kỹ thuật phù hợp như kết cấu nhà ở phù hợp với từng vùng, từng loại mức sống.
Đồng tình với quan điểm đó, đại diện của Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam cho biết đặc thù địa hình của Quảng Nam tại những nơi hay xảy ra lũ chia thành hai vùng: vùng cao và vùng thấp, do vậy, việc nghiên cứu xây nhà phù hợp với từng địa phương từng vùng cần cần được cụ thể hóa trong đề án./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)