29 hộ tái định cư thủy điện Sơn La ở xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã phải dời chuyển nhà lần hai do hậu quả cắm sai mốc cốt ngập lòng hồ thủy điện Sơn La.
Sáng 12/10, bà con ở bản Hé 2 đã đến giúp gia đình anh Điêu Chính Tỉn tháo dỡ ngôi nhà sàn của mình để chuyển khỏi vùng ngập hồ thủy điện Sơn La lên chỗ cao hơn cốt ngập 220 mét.
Theo tính toán của các nhà quy hoạch vùng ngập hồ thủy điện Sơn La, khi nhà máy thủy điện Sơn La tích nước đến cao trình 215 mét (cốt ngập cao nhất) thì lòng hồ sẽ phủ rộng 43.760km2 thuộc địa phận của ba tỉnh Tây Bắc là Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
Ba tỉnh này đã di chuyển trên 19.200 hộ dân vùng quy hoạch hồ thủy điện Sơn La đến các khu, điểm tái định cư trước thời điểm hồ thủy điện Sơn La tích nước đợt 1 tại cao trình 195m (ngày 15/5/2010). Trong đó có khoảng một phần tư số hộ dân di chuyển lên khỏi cốt ngập 218 mét thuộc các điểm tái định cư ven hồ.
Tuy nhiên sau khi Nhà máy thủy điện Sơn La tích nước hồ lên cốt cao nhất (cốt 215 mét) để phục vụ phát điện ba tổ máy thì mực nước hồ cao hơn mốc cắm cốt ngập 218m, làm ngập nhiều đoạn đường sá, công trình công cộng, diện tích hoa màu, lúa ruộng đang kỳ thu hoạch của bà con vùng ven hồ thủy điện Sơn La.
Anh Điêu Chính Tỉn bức xúc: "Nhà tôi được Ban di dân (Ban Quản lý dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La) san ủi mặt bằng trong điểm tái định cư để tôi dựng nhà. Cột mốc cốt ngập 218 mét được cán bộ quy hoạch cắm ở ngay gần nhà còn thấp hơn nền nhà tôi hơn 1 mét, nhưng nay nước hồ đã ngập đến chân cầu thang rồi. Nhà sàn cột kê dựng thế này mà nước ngấm chân cột, để vài ngày nữa chắc sẽ đổ. Đành phải nhờ bà con chuyển giúp thôi."
Cũng trong tình trạng bị ngập nhà do nước hồ Sơn La vượt quá mốc quy hoạch dự kiến vùng ngập hồ 218 mét, anh Lường Văn Sạng ở bản Hé 1, lo lắng: "Đã hơn 10 ngày nay, gia đình tôi phải chuyển đồ đạc khỏi ngôi nhà sàn của mình đến ở nhờ nhà bà con."
Cùng cảnh, tại nhà anh Lò Văn Lộc, nước đã ngập đến gầm sàn nhà, cả gia đình phải sơ tán vì sợ “hà bá bắt.” Anh nhờ bà con trong bản giúp đỡ, nhưng nhà ai cũng đang trong tình thế lo sơ tán nên chưa ai đến giúp được.
Nhiều người dân cho biết có chỗ nước hồ ngập cao hơn từ 7 đến 10 mét so với cốt ngập 218 mét. Trong khi dự báo thủy điện Sơn La chỉ tích nước đến cao trình 215 mét.
Từ cốt 218 mét trở lên được nhà nước quy hoạch vùng tái định cư cho các hộ dân sinh sống và sản xuất. Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều điểm đã cắm mốc cốt ngập sai, chênh từ 5 đến 15 mét, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của nhiều hộ dân vùng tái định cư ven hồ thủy điện Sơn La.
Anh Điêu Chính Hưng, Trưởng bản Hé 1, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, cho biết bản Hé 1 và bản Hé 2 có tổng số 83 hộ tái định cư. Hiện tại, có đến hàng chục hộ dân đã bị ảnh hưởng do nước hồ ngập theo lòng suối cũ cao hơn cốt ngập hồ thủy điện Sơn La, trong đó năm nhà phải chuyển gấp.
Nước hồ còn làm ngập 12ha lúa ruộng đang kỳ thu hoạch và hàng chục hécta hoa màu vùng quy hoạch bán ngập.
Bà con không chỉ lo chuyển nhà cửa mà còn phải chuyển mồ mả tổ tiên lên chỗ cao hơn vì quả đồi nghĩa địa của bản cũng bị ngập.
Tại bản Bon, bản Nà Sản (xã Mường Chiên) mỗi bản cũng có 6-7 hộ bị ảnh hưởng, nhiều hộ ở xã Pha Khinh-Pắc Ma cũng phải di chuyển nhà cửa lên chỗ cao hơn để tránh nước ngập.
Một số bản tái định cư vùng ven hồ thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai hiện bị cô lập do công trình đường giao thông bị ngập, hoặc chưa thi công xong.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La và Ban Giám đốc Nhà máy thủy điện Sơn La đã có chuyến thị sát trên hồ đánh giá tình hình để trình Trung ương và các Bộ, ngành chức năng xem xét giải quyết nhằm ổn định dân cư vùng ven hồ thủy điện Sơn La./.
Sáng 12/10, bà con ở bản Hé 2 đã đến giúp gia đình anh Điêu Chính Tỉn tháo dỡ ngôi nhà sàn của mình để chuyển khỏi vùng ngập hồ thủy điện Sơn La lên chỗ cao hơn cốt ngập 220 mét.
Theo tính toán của các nhà quy hoạch vùng ngập hồ thủy điện Sơn La, khi nhà máy thủy điện Sơn La tích nước đến cao trình 215 mét (cốt ngập cao nhất) thì lòng hồ sẽ phủ rộng 43.760km2 thuộc địa phận của ba tỉnh Tây Bắc là Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
Ba tỉnh này đã di chuyển trên 19.200 hộ dân vùng quy hoạch hồ thủy điện Sơn La đến các khu, điểm tái định cư trước thời điểm hồ thủy điện Sơn La tích nước đợt 1 tại cao trình 195m (ngày 15/5/2010). Trong đó có khoảng một phần tư số hộ dân di chuyển lên khỏi cốt ngập 218 mét thuộc các điểm tái định cư ven hồ.
Tuy nhiên sau khi Nhà máy thủy điện Sơn La tích nước hồ lên cốt cao nhất (cốt 215 mét) để phục vụ phát điện ba tổ máy thì mực nước hồ cao hơn mốc cắm cốt ngập 218m, làm ngập nhiều đoạn đường sá, công trình công cộng, diện tích hoa màu, lúa ruộng đang kỳ thu hoạch của bà con vùng ven hồ thủy điện Sơn La.
Anh Điêu Chính Tỉn bức xúc: "Nhà tôi được Ban di dân (Ban Quản lý dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La) san ủi mặt bằng trong điểm tái định cư để tôi dựng nhà. Cột mốc cốt ngập 218 mét được cán bộ quy hoạch cắm ở ngay gần nhà còn thấp hơn nền nhà tôi hơn 1 mét, nhưng nay nước hồ đã ngập đến chân cầu thang rồi. Nhà sàn cột kê dựng thế này mà nước ngấm chân cột, để vài ngày nữa chắc sẽ đổ. Đành phải nhờ bà con chuyển giúp thôi."
Cũng trong tình trạng bị ngập nhà do nước hồ Sơn La vượt quá mốc quy hoạch dự kiến vùng ngập hồ 218 mét, anh Lường Văn Sạng ở bản Hé 1, lo lắng: "Đã hơn 10 ngày nay, gia đình tôi phải chuyển đồ đạc khỏi ngôi nhà sàn của mình đến ở nhờ nhà bà con."
Cùng cảnh, tại nhà anh Lò Văn Lộc, nước đã ngập đến gầm sàn nhà, cả gia đình phải sơ tán vì sợ “hà bá bắt.” Anh nhờ bà con trong bản giúp đỡ, nhưng nhà ai cũng đang trong tình thế lo sơ tán nên chưa ai đến giúp được.
Nhiều người dân cho biết có chỗ nước hồ ngập cao hơn từ 7 đến 10 mét so với cốt ngập 218 mét. Trong khi dự báo thủy điện Sơn La chỉ tích nước đến cao trình 215 mét.
Từ cốt 218 mét trở lên được nhà nước quy hoạch vùng tái định cư cho các hộ dân sinh sống và sản xuất. Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều điểm đã cắm mốc cốt ngập sai, chênh từ 5 đến 15 mét, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của nhiều hộ dân vùng tái định cư ven hồ thủy điện Sơn La.
Anh Điêu Chính Hưng, Trưởng bản Hé 1, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, cho biết bản Hé 1 và bản Hé 2 có tổng số 83 hộ tái định cư. Hiện tại, có đến hàng chục hộ dân đã bị ảnh hưởng do nước hồ ngập theo lòng suối cũ cao hơn cốt ngập hồ thủy điện Sơn La, trong đó năm nhà phải chuyển gấp.
Nước hồ còn làm ngập 12ha lúa ruộng đang kỳ thu hoạch và hàng chục hécta hoa màu vùng quy hoạch bán ngập.
Bà con không chỉ lo chuyển nhà cửa mà còn phải chuyển mồ mả tổ tiên lên chỗ cao hơn vì quả đồi nghĩa địa của bản cũng bị ngập.
Tại bản Bon, bản Nà Sản (xã Mường Chiên) mỗi bản cũng có 6-7 hộ bị ảnh hưởng, nhiều hộ ở xã Pha Khinh-Pắc Ma cũng phải di chuyển nhà cửa lên chỗ cao hơn để tránh nước ngập.
Một số bản tái định cư vùng ven hồ thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai hiện bị cô lập do công trình đường giao thông bị ngập, hoặc chưa thi công xong.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La và Ban Giám đốc Nhà máy thủy điện Sơn La đã có chuyến thị sát trên hồ đánh giá tình hình để trình Trung ương và các Bộ, ngành chức năng xem xét giải quyết nhằm ổn định dân cư vùng ven hồ thủy điện Sơn La./.
Điêu Chính Tới (TTXVN/Vietnam+)