Trao đổi với phóng viên TTXVN về việc rao bán dự án nhà thu nhập thấp đầu tiên của Hà Nội (Tòa nhà CT1, Ngô Thì Nhậm, Hà Đông) với giá chênh hàng trăm triệu đồng, ông Đặng Hoàng Huy - Tổng giám đốc Vinaconex Xuân Mai khẳng định thông tin này hoàn toàn không có cơ sở và những bộ hồ sơ đưa ra giao dịch là giả mạo.
Theo Công ty Vinaconex Xuân Mai, một số đối tượng đã sử dụng giấy tờ giả để dựng thành các bộ hợp đồng góp vốn hưởng quyền được mua căn hộ tại dự án CT1. Tuy nhiên, ngay bản thân các đối tượng này đã nhầm lẫn giữa hai tòa nhà CT2 và CT1 ở cùng một địa chỉ và đều do Vinaconex Xuân Mai làm chủ đầu tư, đang thi công với tiến độ như nhau.
Tòa CT2 mới là tòa nhà thương mại, tuy nhiên đã được bán từ cách đây khá lâu (cuối năm 2008). Còn tòa CT1 là nhà thu nhập thấp nên phải chờ bán cho các đối tượng theo quy định.
Ngày 24/11, Vinaconex Xuân Mai mới tổ chức cho 502 hộ cùng đạt 90 điểm trong đợt xét tuyển tham gia bốc thăm để chọn ra 320 người được quyền mua số căn hộ còn lại của nhà CT1 sau khi dành 98 căn cho đối tương thuộc diện chính sách.
Bởi vậy, trừ các đối tượng chính sách thì các hộ tham gia bốc thăm ngày 24/11 cũng chưa biết ai sẽ may mắn hơn giành được quyền mua nhà. Sau đó, tất cả các hộ chính sách và các hộ đã bốc thăm trúng lại phải tiếp tục bốc thăm công khai chọn căn hộ.
Do đó, không thể có căn hộ thu nhập thấp nào của nhà CT1 được bán chênh hàng trăm triệu đồng trên thị trường như phản ánh, nếu có hoàn toàn là lừa đảo – Tổng giám đốc Đặng Hoàng Huy khẳng định.
Nghiêm trọng hơn, các đối tượng đã dựng những bản hợp đồng giả góp vốn để được hưởng quyền mua nhà CT1 một cách vô lý. Những đối tượng lừa đảo vẫn sử dụng dấu cũ của Công ty Vinaconex Xuân Mai (khi Hà Nội chưa mở rộng địa giới hành chính Thủ đô thì doanh nghiệp này vẫn nằm trên địa bàn tỉnh Hà Tây cũ) cho các bộ hợp đồng giả được soạn thảo và ký kết khoảng tháng 3, tháng 4/2010.
Trong khi đó, Vinaconex Xuân Mai đã sử dụng dấu mới từ 14/1/2009. Điều này cho thấy, hồ sơ về các căn hộ CT1 bị rao bán trên mạng chênh tới hàng trăm triệu đồng hoàn toàn là giấy tờ giả mạo.
Phía Vinaconex Xuân Mai cho biết vào khoảng tháng 5/2010, Công ty đã có thông tin cảnh báo khách hàng về tình trạng lừa đảo này tại trang thông tin của doanh nghiệp và trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng nhưng vẫn còn một số người bị lừa với tổng số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng.
Qua sự kiện lừa đảo mua bán nhà thu nhập thấp, các chuyên gia bất động sản cũng đưa ra cảnh báo về các kiểu lừa đảo trên thị trường liên quan đến hoạt động mua-bán. Điển hình như trường hợp đối tượng dựng hợp đồng giả, đưa cho người mua xem cả giấy biên nhận (bản chính) xác nhận đã chuyển tiền mua nhà vào tại khoản của chủ đầu tư tại ngân hàng.
Nhiều người thấy các thông tin đã xác thực thì hoàn toàn tin tưởng, đặt cọc hoặc thậm chí trả tiền chênh và cả khoản gốc mà đối tượng bán đã nộp vào ngân hàng để đổi lấy tờ giấy viết tay, tiếp tục chờ đến ngày được mua căn nhà này.
Tuy nhiên, nếu giữ đúng nội dung nhưng đối tượng chỉ cần cố tình viết sai đi một chữ số trong tài khoản thì ngân hàng cũng chưa thể phát hiện ngay được và vẫn viết phiếu biên nhận. Vài ngày sau, số tiền này lại quay trở về “nguyên vẹn” với người nộp, kèm theo thông báo lỗi mà không ai thu lại tờ giấy biên nhận cũ.
Bởi vậy, rất nhiều đối tượng đã sử dụng “mánh” lừa đảo này để củng cố thêm lòng tin cho người mua, đến lúc khách hàng phát hiện bị lừa thì đã quá muộn và phải chịu thiệt hại rất nặng nề./.
Theo Công ty Vinaconex Xuân Mai, một số đối tượng đã sử dụng giấy tờ giả để dựng thành các bộ hợp đồng góp vốn hưởng quyền được mua căn hộ tại dự án CT1. Tuy nhiên, ngay bản thân các đối tượng này đã nhầm lẫn giữa hai tòa nhà CT2 và CT1 ở cùng một địa chỉ và đều do Vinaconex Xuân Mai làm chủ đầu tư, đang thi công với tiến độ như nhau.
Tòa CT2 mới là tòa nhà thương mại, tuy nhiên đã được bán từ cách đây khá lâu (cuối năm 2008). Còn tòa CT1 là nhà thu nhập thấp nên phải chờ bán cho các đối tượng theo quy định.
Ngày 24/11, Vinaconex Xuân Mai mới tổ chức cho 502 hộ cùng đạt 90 điểm trong đợt xét tuyển tham gia bốc thăm để chọn ra 320 người được quyền mua số căn hộ còn lại của nhà CT1 sau khi dành 98 căn cho đối tương thuộc diện chính sách.
Bởi vậy, trừ các đối tượng chính sách thì các hộ tham gia bốc thăm ngày 24/11 cũng chưa biết ai sẽ may mắn hơn giành được quyền mua nhà. Sau đó, tất cả các hộ chính sách và các hộ đã bốc thăm trúng lại phải tiếp tục bốc thăm công khai chọn căn hộ.
Do đó, không thể có căn hộ thu nhập thấp nào của nhà CT1 được bán chênh hàng trăm triệu đồng trên thị trường như phản ánh, nếu có hoàn toàn là lừa đảo – Tổng giám đốc Đặng Hoàng Huy khẳng định.
Nghiêm trọng hơn, các đối tượng đã dựng những bản hợp đồng giả góp vốn để được hưởng quyền mua nhà CT1 một cách vô lý. Những đối tượng lừa đảo vẫn sử dụng dấu cũ của Công ty Vinaconex Xuân Mai (khi Hà Nội chưa mở rộng địa giới hành chính Thủ đô thì doanh nghiệp này vẫn nằm trên địa bàn tỉnh Hà Tây cũ) cho các bộ hợp đồng giả được soạn thảo và ký kết khoảng tháng 3, tháng 4/2010.
Trong khi đó, Vinaconex Xuân Mai đã sử dụng dấu mới từ 14/1/2009. Điều này cho thấy, hồ sơ về các căn hộ CT1 bị rao bán trên mạng chênh tới hàng trăm triệu đồng hoàn toàn là giấy tờ giả mạo.
Phía Vinaconex Xuân Mai cho biết vào khoảng tháng 5/2010, Công ty đã có thông tin cảnh báo khách hàng về tình trạng lừa đảo này tại trang thông tin của doanh nghiệp và trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng nhưng vẫn còn một số người bị lừa với tổng số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng.
Qua sự kiện lừa đảo mua bán nhà thu nhập thấp, các chuyên gia bất động sản cũng đưa ra cảnh báo về các kiểu lừa đảo trên thị trường liên quan đến hoạt động mua-bán. Điển hình như trường hợp đối tượng dựng hợp đồng giả, đưa cho người mua xem cả giấy biên nhận (bản chính) xác nhận đã chuyển tiền mua nhà vào tại khoản của chủ đầu tư tại ngân hàng.
Nhiều người thấy các thông tin đã xác thực thì hoàn toàn tin tưởng, đặt cọc hoặc thậm chí trả tiền chênh và cả khoản gốc mà đối tượng bán đã nộp vào ngân hàng để đổi lấy tờ giấy viết tay, tiếp tục chờ đến ngày được mua căn nhà này.
Tuy nhiên, nếu giữ đúng nội dung nhưng đối tượng chỉ cần cố tình viết sai đi một chữ số trong tài khoản thì ngân hàng cũng chưa thể phát hiện ngay được và vẫn viết phiếu biên nhận. Vài ngày sau, số tiền này lại quay trở về “nguyên vẹn” với người nộp, kèm theo thông báo lỗi mà không ai thu lại tờ giấy biên nhận cũ.
Bởi vậy, rất nhiều đối tượng đã sử dụng “mánh” lừa đảo này để củng cố thêm lòng tin cho người mua, đến lúc khách hàng phát hiện bị lừa thì đã quá muộn và phải chịu thiệt hại rất nặng nề./.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)