Từ bao đời nay, hoa sen đã đi vào lòng người, đi vào cuộc sống và văn hóa của người Việt.
Mặc dù sinh ra trong bùn lầy nhưng hoa sen không bị ô nhiễm mà lại có khả năng làm thay đổi hoàn cảnh sống, vì hoa sen hễ mọc ở nơi nào thì sẽ làm cho nước đục nơi đó lắng trong.
Sen có cả hương lẫn sắc, nhưng hương sen không quá nồng mà dịu nhẹ, gợi một tinh thần cao thượng. Sắc sen kín đáo, đằm thắm, cánh trắng phớt hồng, nhụy vàng. Từ khi nở đến khi tàn không hề bị ong bướm bén mảng tới.
Qua bao ràng buộc để đến được chỗ khoáng đạt hư không, sen tiếp tục vươn lên dưới ánh Mặt Trời, khai nụ kết hoa, khoe sắc và xông hương tràn ngập không gian.
Sự hình thành của sen diễn ra theo quy luật nhân quả luân hồi. Sen có cả nụ-hoa-hạt. Hoa nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai, sự nối tiếp liên tục.
Vì vậy, hoa sen trở thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo của Phương Đông. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng sâu kín.
Bông hoa sen cũng tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của người quân tử, giữ chặt lòng mình trước cám dỗ của lợi danh, giữ cho mình sự trong sạch dù ở giữa chốn bùn nhơ.
Từ ý nghĩa tâm linh ấy, bông hoa sen đã đi vào tâm thức của người Việt Nam, trở thành hình tượng trong kiến trúc và điêu khắc của người Việt xưa, trong nghệ thuật, trong văn học, ẩm thực...
Cho đến tận hôm nay, khi bạn bè quốc tế đến với Việt Nam thì hình ảnh đầu tiên họ gặp là bông sen vàng trên những chuyến bay của Vietnam Airlines, hình ảnh biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ; vừa đời thường lại vừa cao quý, linh thiêng; duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc, tượng trưng cho những con người Việt Nam dũng cảm kiên cường nhưng đôn hậu và cởi mở.
Hình tượng hoa sen trong văn học nghệ thuật
Khi nói đến hoa sen, là người Việt Nam chắc hẳn ai cũng thuộc câu ca dao:
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn."
Khi xưa, Mạc Đĩnh Chi khi đứng trước vua Trần Anh Tông đã thể hiện rõ phẩm chất của mình qua bài phú “Ngọc tỉnh liên” (Hoa sen trong giếng ngọc).
Bài phú có đại ý vì hoa sen vốn có tiết tháo, thanh cao, không hoa nào sánh được, tuy gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn; mặt khác sen được trồng trong giếng ngọc thì càng cao quý.
Mạc Đĩnh Chi như bông hoa sen, dù có phải ở vào hoàn cảnh ô trọc thế nào thì cũng vẫn giữ khí tiết thanh cao.
Làng quê nơi Bác sinh ra cũng có tên là Làng Sen, và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng Bác Hồ, người cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam:
"Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ."
Hoa sen trong mỹ thuật truyền thống của người Việt
Ở Việt Nam, đề tài hoa sen xuất hiện khá sớm trong nghệ thuật tạo hình. Hầu như ở thời nào, hoa sen cũng được các nghệ nhân thể hiện trong những nơi thờ tự hoặc ở các công trình văn hóa của cộng đồng.
Hoa sen trong mỹ thuật thời Đinh-Tiền Lê
Trên một số viên gạch lát nền cỡ lớn tại khu vực đền vua Đinh và đền vua Lê, ngoài đề tài trang trí chim phượng còn có đề tài hoa sen. Có loại hoa sen 16 cánh, có loại 14 cánh, có loại 8 cánh, có loại hoa sen có số cánh không cố định.
Đó là những sản phẩm khá đẹp. Điều đó chứng tỏ, tuy các thời Đinh-Tiền Lê ngắn ngủi nhưng đã sáng tạo ra những sản phẩm có dấu ấn đặc trưng trong lịch sử mỹ thuật nước nhà.
Hoa sen trong mỹ thuật thời Lý
Đây là thời kỳ Phật giáo phát triển mạnh, được coi như quốc giáo. Đề tài hoa sen được sử dụng nhiều trong các công trình liên quan đến Phật giáo như các bệ tượng Phật, những tảng đá kê chân cột, diềm cửa tháp, diềm bệ tượng... Hễ ở đâu có điều kiện thích hợp là nghệ nhân dùng ngay hoa sen để trang trí.
Đồ gốm thời Lý cũng có nhiều họa tiết hoa sen.
Hoa sen trong mỹ thuật thời Trần
Sang thời Trần, đề tài hoa sen vẫn được kế tục khai thác như trong tạo hình thời Lý. Trên một số đồ gốm hoa nâu thời này xuất hiện hình hoa sen với phong cách hiện thực sinh động.
Một điều duy nhất để phân biệt là các hoa văn trong lòng cánh sen thời Lý đôi khi có hình rồng, hoặc hoa dây, mà thời Trần hoàn toàn không có.
Cánh sen thời Trần thường chỉ chạm thêm một đường gờ chìm viền theo mép cánh và ở trung tâm mỗi cánh đôi khi được điểm các hạt tròn.
Hoa sen trong mỹ thuật thời Lê sơ
Vào thời Lê sơ, đạo Phật bị hạn chế, các chùa tháp không phát triển, nhưng hoa sen vẫn là loại đề tài được chú ý nhiều. Hoa sen không những được trang trí trên các bệ tượng Phật, trên các chân tảng cột chùa mà còn ở các thành bậc cung điện của triều đình và trên cả các bia tiến sĩ ở Văn Miếu.
Hình tượng hoa sen xuất hiện ở mặt ngoài thành bậc các cung điện như ở bậc điện Kính Thiên (Hà Nội), điện Lam Kinh (Thanh Hóa), Văn Miếu (Hà Nội).
Hình tượng hoa sen trong nghệ thuật tạo hình Việt là một đề tài rất phong phú, được thể hiện ở rất nhiều các hình thức trang trí mỹ thuật và kiến trúc đặc trưng riêng cho mỗi thời kỳ lịch sử dân tộc. Nó không chỉ mang lại giá trị vật chất cho cuộc sống, mà còn mang giá trị tinh thần vô giá với người Việt.
Chính vì vậy, hình tượng hoa sen không chỉ là cảm hứng sáng tác của các nghệ nhân xưa, mà ngày nay các họa sỹ hiện đại vẫn có nhiều tác phẩm thành công với đề tài hoa sen, qua nhiều cách nhìn và ngôn ngữ tạo hình khác nhau. Tất cả đều biểu đạt được giá trị thẩm mỹ vĩnh hằng của loài hoa đã thấm sâu vào tâm hồn dân tộc Việt.
Hoa sen trong văn hoá ẩm thực Việt Nam
Từ ảnh hưởng của hoa sen trong đời sống tinh thần mà người dân Việt Nam đã đưa sen lên đỉnh cao của văn hóa ẩm thực.
Các bộ phận trên bông hoa sen được biến chế thành những món ăn đặc trưng, mang đậm một hương vị Việt Nam như gỏi ngó sen, mứt sen, trà sen.
Sen hồ Tịnh Tâm của cố đô Huế ngày xưa được dùng để ướp trà cho vua. Người ta ướp trà vào ban đêm. Khi sen vừa hé nhụy là lúc trời đất đang giao hòa, hương còn rất đượm.
Trà được đặt vào trong lòng hoa rồi dùng dây buộc lại, ép không cho hoa nở ra, để qua hết đêm trà sẽ hấp thụ toàn bộ hương sen. Sáng hôm sau thì thu trà. Trà sen Huế vì thế có hương thơm thanh khiết và đậm đà đến say lòng.
Chè sen Huế với hạt sen tươi, bóc vỏ, lột lớp lụa mỏng, xoi tim rồi đem chưng cách thủy với đường phèn thì hương mới thơm.
Chè sen được múc trong bát cổ men sứ màu xanh nhỏ như “mắt trâu,” chỉ độ dăm bảy hạt sen vàng.
Trong các dịp lễ tết hay kỵ giỗ, chè sen là món quan trọng gần như không thể thiếu trong lễ phẩm. Cúng xong, chỉ một bát thôi là đã thưởng thức đủ cái “quốc hồn quốc túy” của xứ Huế rồi.
Ngoài ra, người Huế còn dùng sen để nấu cơm sen rất nổi tiếng trong các món ăn truyền thống Huế. Cách nấu cơm sen cũng hết sức cầu kỳ, chỉ có những người phụ nữ Huế thực thụ tính tình điềm đạm có bản sắc “tôn nữ” mới nấu được cơm sen.
Còn một nét đặc biệt nữa là người miền Bắc thường dùng lá sen để gói cốm. Hương đồng, cỏ nội quấn quyện với hương đồng cỏ nội!
Những hạt cốm xanh màu ngọc thạch trở nên dẻo và thơm lâu hơn khi nằm trong lòng chiếc lá sen tươi. Hương thơm dìu dịu của lá sen hòa quyện với hương cốm. Thật là một sự kết hợp hài hòa tuyệt vời mà bất cứ ai đã thưởng thức còn nhớ mãi./.
Mặc dù sinh ra trong bùn lầy nhưng hoa sen không bị ô nhiễm mà lại có khả năng làm thay đổi hoàn cảnh sống, vì hoa sen hễ mọc ở nơi nào thì sẽ làm cho nước đục nơi đó lắng trong.
Sen có cả hương lẫn sắc, nhưng hương sen không quá nồng mà dịu nhẹ, gợi một tinh thần cao thượng. Sắc sen kín đáo, đằm thắm, cánh trắng phớt hồng, nhụy vàng. Từ khi nở đến khi tàn không hề bị ong bướm bén mảng tới.
Qua bao ràng buộc để đến được chỗ khoáng đạt hư không, sen tiếp tục vươn lên dưới ánh Mặt Trời, khai nụ kết hoa, khoe sắc và xông hương tràn ngập không gian.
Sự hình thành của sen diễn ra theo quy luật nhân quả luân hồi. Sen có cả nụ-hoa-hạt. Hoa nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai, sự nối tiếp liên tục.
Vì vậy, hoa sen trở thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo của Phương Đông. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng sâu kín.
Bông hoa sen cũng tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của người quân tử, giữ chặt lòng mình trước cám dỗ của lợi danh, giữ cho mình sự trong sạch dù ở giữa chốn bùn nhơ.
Từ ý nghĩa tâm linh ấy, bông hoa sen đã đi vào tâm thức của người Việt Nam, trở thành hình tượng trong kiến trúc và điêu khắc của người Việt xưa, trong nghệ thuật, trong văn học, ẩm thực...
Cho đến tận hôm nay, khi bạn bè quốc tế đến với Việt Nam thì hình ảnh đầu tiên họ gặp là bông sen vàng trên những chuyến bay của Vietnam Airlines, hình ảnh biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ; vừa đời thường lại vừa cao quý, linh thiêng; duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc, tượng trưng cho những con người Việt Nam dũng cảm kiên cường nhưng đôn hậu và cởi mở.
Hình tượng hoa sen trong văn học nghệ thuật
Khi nói đến hoa sen, là người Việt Nam chắc hẳn ai cũng thuộc câu ca dao:
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn."
Khi xưa, Mạc Đĩnh Chi khi đứng trước vua Trần Anh Tông đã thể hiện rõ phẩm chất của mình qua bài phú “Ngọc tỉnh liên” (Hoa sen trong giếng ngọc).
Bài phú có đại ý vì hoa sen vốn có tiết tháo, thanh cao, không hoa nào sánh được, tuy gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn; mặt khác sen được trồng trong giếng ngọc thì càng cao quý.
Mạc Đĩnh Chi như bông hoa sen, dù có phải ở vào hoàn cảnh ô trọc thế nào thì cũng vẫn giữ khí tiết thanh cao.
Làng quê nơi Bác sinh ra cũng có tên là Làng Sen, và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng Bác Hồ, người cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam:
"Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ."
Hoa sen trong mỹ thuật truyền thống của người Việt
Ở Việt Nam, đề tài hoa sen xuất hiện khá sớm trong nghệ thuật tạo hình. Hầu như ở thời nào, hoa sen cũng được các nghệ nhân thể hiện trong những nơi thờ tự hoặc ở các công trình văn hóa của cộng đồng.
Hoa sen trong mỹ thuật thời Đinh-Tiền Lê
Trên một số viên gạch lát nền cỡ lớn tại khu vực đền vua Đinh và đền vua Lê, ngoài đề tài trang trí chim phượng còn có đề tài hoa sen. Có loại hoa sen 16 cánh, có loại 14 cánh, có loại 8 cánh, có loại hoa sen có số cánh không cố định.
Đó là những sản phẩm khá đẹp. Điều đó chứng tỏ, tuy các thời Đinh-Tiền Lê ngắn ngủi nhưng đã sáng tạo ra những sản phẩm có dấu ấn đặc trưng trong lịch sử mỹ thuật nước nhà.
Hoa sen trong mỹ thuật thời Lý
Đây là thời kỳ Phật giáo phát triển mạnh, được coi như quốc giáo. Đề tài hoa sen được sử dụng nhiều trong các công trình liên quan đến Phật giáo như các bệ tượng Phật, những tảng đá kê chân cột, diềm cửa tháp, diềm bệ tượng... Hễ ở đâu có điều kiện thích hợp là nghệ nhân dùng ngay hoa sen để trang trí.
Đồ gốm thời Lý cũng có nhiều họa tiết hoa sen.
Hoa sen trong mỹ thuật thời Trần
Sang thời Trần, đề tài hoa sen vẫn được kế tục khai thác như trong tạo hình thời Lý. Trên một số đồ gốm hoa nâu thời này xuất hiện hình hoa sen với phong cách hiện thực sinh động.
Một điều duy nhất để phân biệt là các hoa văn trong lòng cánh sen thời Lý đôi khi có hình rồng, hoặc hoa dây, mà thời Trần hoàn toàn không có.
Cánh sen thời Trần thường chỉ chạm thêm một đường gờ chìm viền theo mép cánh và ở trung tâm mỗi cánh đôi khi được điểm các hạt tròn.
Hoa sen trong mỹ thuật thời Lê sơ
Vào thời Lê sơ, đạo Phật bị hạn chế, các chùa tháp không phát triển, nhưng hoa sen vẫn là loại đề tài được chú ý nhiều. Hoa sen không những được trang trí trên các bệ tượng Phật, trên các chân tảng cột chùa mà còn ở các thành bậc cung điện của triều đình và trên cả các bia tiến sĩ ở Văn Miếu.
Hình tượng hoa sen xuất hiện ở mặt ngoài thành bậc các cung điện như ở bậc điện Kính Thiên (Hà Nội), điện Lam Kinh (Thanh Hóa), Văn Miếu (Hà Nội).
Hình tượng hoa sen trong nghệ thuật tạo hình Việt là một đề tài rất phong phú, được thể hiện ở rất nhiều các hình thức trang trí mỹ thuật và kiến trúc đặc trưng riêng cho mỗi thời kỳ lịch sử dân tộc. Nó không chỉ mang lại giá trị vật chất cho cuộc sống, mà còn mang giá trị tinh thần vô giá với người Việt.
Chính vì vậy, hình tượng hoa sen không chỉ là cảm hứng sáng tác của các nghệ nhân xưa, mà ngày nay các họa sỹ hiện đại vẫn có nhiều tác phẩm thành công với đề tài hoa sen, qua nhiều cách nhìn và ngôn ngữ tạo hình khác nhau. Tất cả đều biểu đạt được giá trị thẩm mỹ vĩnh hằng của loài hoa đã thấm sâu vào tâm hồn dân tộc Việt.
Hoa sen trong văn hoá ẩm thực Việt Nam
Từ ảnh hưởng của hoa sen trong đời sống tinh thần mà người dân Việt Nam đã đưa sen lên đỉnh cao của văn hóa ẩm thực.
Các bộ phận trên bông hoa sen được biến chế thành những món ăn đặc trưng, mang đậm một hương vị Việt Nam như gỏi ngó sen, mứt sen, trà sen.
Sen hồ Tịnh Tâm của cố đô Huế ngày xưa được dùng để ướp trà cho vua. Người ta ướp trà vào ban đêm. Khi sen vừa hé nhụy là lúc trời đất đang giao hòa, hương còn rất đượm.
Trà được đặt vào trong lòng hoa rồi dùng dây buộc lại, ép không cho hoa nở ra, để qua hết đêm trà sẽ hấp thụ toàn bộ hương sen. Sáng hôm sau thì thu trà. Trà sen Huế vì thế có hương thơm thanh khiết và đậm đà đến say lòng.
Chè sen Huế với hạt sen tươi, bóc vỏ, lột lớp lụa mỏng, xoi tim rồi đem chưng cách thủy với đường phèn thì hương mới thơm.
Chè sen được múc trong bát cổ men sứ màu xanh nhỏ như “mắt trâu,” chỉ độ dăm bảy hạt sen vàng.
Trong các dịp lễ tết hay kỵ giỗ, chè sen là món quan trọng gần như không thể thiếu trong lễ phẩm. Cúng xong, chỉ một bát thôi là đã thưởng thức đủ cái “quốc hồn quốc túy” của xứ Huế rồi.
Ngoài ra, người Huế còn dùng sen để nấu cơm sen rất nổi tiếng trong các món ăn truyền thống Huế. Cách nấu cơm sen cũng hết sức cầu kỳ, chỉ có những người phụ nữ Huế thực thụ tính tình điềm đạm có bản sắc “tôn nữ” mới nấu được cơm sen.
Còn một nét đặc biệt nữa là người miền Bắc thường dùng lá sen để gói cốm. Hương đồng, cỏ nội quấn quyện với hương đồng cỏ nội!
Những hạt cốm xanh màu ngọc thạch trở nên dẻo và thơm lâu hơn khi nằm trong lòng chiếc lá sen tươi. Hương thơm dìu dịu của lá sen hòa quyện với hương cốm. Thật là một sự kết hợp hài hòa tuyệt vời mà bất cứ ai đã thưởng thức còn nhớ mãi./.
Phương Thảo (TTXVN)