Hầu hết các chuyên gia kinh tế, đại diện doanh nghiệp…có mặt tại hội thảo "Triển vọng liên kết công tư trong nông nghiệp Việt Nam", do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5/10 đều cho rằng, để hình thành mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần được "trao quyền" nhiều hơn.
Các chuyên gia khẳng định, liên kết công tư đang trở thành xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp, minh chứng bằng các mô hình cánh đồng mẫu lớn tại An Giang, vùng càphê của tập đoàn Thái Hòa.
Theo tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Ipsard, 20 năm qua tỉ trọng đầu tư vào nông nghiệp gần như giữ nguyên, trong khi ngành này luôn duy trì tốc độ tăng trưởng năm bình quân từ 3-4%/năm. Như vậy tính ra đầu tư vào nông nghiệp đang giảm sút khiến chất lượng hạ tầng ngành nông nghiệp đi xuống một cách nghiêm trọng.
Trong khi đó, hầu hết các dự báo từ các tổ chức kinh tế thế giới đều cho rằng giá lương thực sẽ ổn định ở mức cao trong những năm tới khiến xu hướng của các nhà đầu tư chuyển hướng sang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Bản thân một số nước giàu cũng phải đem tiền tới các quốc gia nghèo mua hoặc thuê đất để làm nông nghiệp, trong khi Việt Nam lại đang đánh mất lợi thế của mình. Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cũng cho biết thêm, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 12 tập đoàn xuyên quốc gia đã làm việc trực tiếp với đoàn đại biểu của Chính phủ Việt Nam, hầu hết đều ngỏ ý muốn đầu tư vào nông nghiệp, tuy nhiên vấn đề hạ tầng tại Việt Nam đang là trở ngại chính trong việc thu hút đầu tư.
Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến cáo, Việt Nam từ một nước nghèo đói nhưng nay đã trở thành nước xuất khẩu các sản phẩm nông sản như lúa gạo, càphê, chè, hồ tiêu, hạt điều hàng đầu thế giới nhưng giá trị thu về chưa cao và đến lúc ngành nông nghiệp Việt Nam cần thay đổi cách làm để thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân trong nước vốn đang quay lưng lại với ngành nông nghiệp.
Lâu nay liên kết công tư chỉ dừng ở các dự án, sau khi kết thúc dự án thì mọi việc lại trở về điểm xuất phát ban đầu. Ông Steve Jaffee, chuyên gia của WB gợi ý: “Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng gia tăng giá trị thì liên kết công tư phải trở thành một chương trình nghị sự cốt lõi xuyên suốt trong tất cả các chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam.”
Theo kiến giải của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, điểm yếu lớn nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam chính là tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Muốn khắc phục nhược điểm này cần phải sửa lại Luật đất đai để làm sao cho người dân có thể tập trung đất nông nghiệp thành một diện tích lớn, thời gian có quyền sử dụng đất trên 50-100 năm.
Theo bà Phạm Chi Lan, lâu nay Nhà nước vừa là người đưa ra chính sách, vừa lập pháp lẫn tổ chức thực hiện, vì thế có thể thấy rằng những dự án nông nghiệp do Nhà nước đầu tư đã không đem lại hiệu quả như mong muốn ban đầu. Và, để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp, Nhà nước phải thay đổi cách làm lâu nay, phải là người kiến tạo các chính sách phù hợp nhằm giúp ngành nông nghiệp gia tăng giá trị xuất khẩu./.
Các chuyên gia khẳng định, liên kết công tư đang trở thành xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp, minh chứng bằng các mô hình cánh đồng mẫu lớn tại An Giang, vùng càphê của tập đoàn Thái Hòa.
Theo tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Ipsard, 20 năm qua tỉ trọng đầu tư vào nông nghiệp gần như giữ nguyên, trong khi ngành này luôn duy trì tốc độ tăng trưởng năm bình quân từ 3-4%/năm. Như vậy tính ra đầu tư vào nông nghiệp đang giảm sút khiến chất lượng hạ tầng ngành nông nghiệp đi xuống một cách nghiêm trọng.
Trong khi đó, hầu hết các dự báo từ các tổ chức kinh tế thế giới đều cho rằng giá lương thực sẽ ổn định ở mức cao trong những năm tới khiến xu hướng của các nhà đầu tư chuyển hướng sang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Bản thân một số nước giàu cũng phải đem tiền tới các quốc gia nghèo mua hoặc thuê đất để làm nông nghiệp, trong khi Việt Nam lại đang đánh mất lợi thế của mình. Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cũng cho biết thêm, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 12 tập đoàn xuyên quốc gia đã làm việc trực tiếp với đoàn đại biểu của Chính phủ Việt Nam, hầu hết đều ngỏ ý muốn đầu tư vào nông nghiệp, tuy nhiên vấn đề hạ tầng tại Việt Nam đang là trở ngại chính trong việc thu hút đầu tư.
Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến cáo, Việt Nam từ một nước nghèo đói nhưng nay đã trở thành nước xuất khẩu các sản phẩm nông sản như lúa gạo, càphê, chè, hồ tiêu, hạt điều hàng đầu thế giới nhưng giá trị thu về chưa cao và đến lúc ngành nông nghiệp Việt Nam cần thay đổi cách làm để thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân trong nước vốn đang quay lưng lại với ngành nông nghiệp.
Lâu nay liên kết công tư chỉ dừng ở các dự án, sau khi kết thúc dự án thì mọi việc lại trở về điểm xuất phát ban đầu. Ông Steve Jaffee, chuyên gia của WB gợi ý: “Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng gia tăng giá trị thì liên kết công tư phải trở thành một chương trình nghị sự cốt lõi xuyên suốt trong tất cả các chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam.”
Theo kiến giải của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, điểm yếu lớn nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam chính là tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Muốn khắc phục nhược điểm này cần phải sửa lại Luật đất đai để làm sao cho người dân có thể tập trung đất nông nghiệp thành một diện tích lớn, thời gian có quyền sử dụng đất trên 50-100 năm.
Theo bà Phạm Chi Lan, lâu nay Nhà nước vừa là người đưa ra chính sách, vừa lập pháp lẫn tổ chức thực hiện, vì thế có thể thấy rằng những dự án nông nghiệp do Nhà nước đầu tư đã không đem lại hiệu quả như mong muốn ban đầu. Và, để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp, Nhà nước phải thay đổi cách làm lâu nay, phải là người kiến tạo các chính sách phù hợp nhằm giúp ngành nông nghiệp gia tăng giá trị xuất khẩu./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)