Văn phòng Chính phủ vừa Thông báo số 203/TB-VPCP về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về về tình hình thiếu điện và các giải pháp khắc phục tại cuộc họp Thường trực Chính phủ vào ngày 13/7.
Kết luận của Thủ tướng nêu rõ: với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, cố gắng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện lực, ngành điện đã có những bước phát triển vượt bậc, qua 10 năm, từ năm 2000 đến nay, công suất và sản lượng điện đã tăng gần gấp bốn lần.
Một số mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam đã đạt và vượt như sản lượng điện sản xuất mục tiêu đề ra năm 2010 là 93 tỷ kWh, dự kiến đạt 97 tỷ kWh; chương trình đưa điện và nông thôn, miền núi đề ra đến năm 2010 đạt 90% số hộ dân nông thôn có điện, nhưng đến nay đã đạt trên 95%.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành điện đã bộc lộ một số tồn tại và bất cập về công tác tổ chức, lúng túng trong công tác điều hành.
Mùa khô năm 2010, từ đầu tháng Tư đến Bảy năm nay, việc cung cấp điện thiếu hụt đã xảy ra, sản lượng điện cung cấp thiếu hụt có tỷ trọng không lớn so với sản lượng điện cả nước năm 2010; nhưng tập trung vào thời điểm nắng nóng kéo dài, diễn ra trên diện rộng làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, hoạt động của các doanh nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
Khắc phục tình trạng thiếu điện, Thủ tướng yêu cầu công tác điều hành cần phải quyết liệt hơn.
Trong đó, Bộ Công Thương phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn và lưới điện đang xây dựng; giúp chủ đầu tư và các nhà thầu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Mặt khác, Bộ Công Thương chuẩn bị đề án và các văn bản pháp lý cần thiết cho việc hình thành thị trường phát điện cạnh tranh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng Mười năm nay để xem xét thực hiện ngay từ năm 2011.
Đồng thời, Bộ Công Thương phải hoàn thành Quy định phương án lập, trình tự thủ tục thẩm định và ban hành giá điện theo cơ chế thị trường, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý 3 năm nay.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc chậm tiến độ xây dựng các công trình điện do công tác giải phóng mặt bằng, làm ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện quốc gia và của địa phương.
Bộ Tài chính phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế cho các doanh nghiệp trong nước vay lại để phát triển các dự án điện. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn vay ưu đãi (ODA) cho các dự án điện, dự án phát triển nguồn năng lượng tái tạo.
Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam phải thực hiện chức năng làm đầu mối bảo đảm cung cấp đủ than từ nguồn than trong nước và than nhập khẩu cho các nhà máy nhiệt điện than hiện có và dự kiến phát triển./.
Kết luận của Thủ tướng nêu rõ: với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, cố gắng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện lực, ngành điện đã có những bước phát triển vượt bậc, qua 10 năm, từ năm 2000 đến nay, công suất và sản lượng điện đã tăng gần gấp bốn lần.
Một số mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam đã đạt và vượt như sản lượng điện sản xuất mục tiêu đề ra năm 2010 là 93 tỷ kWh, dự kiến đạt 97 tỷ kWh; chương trình đưa điện và nông thôn, miền núi đề ra đến năm 2010 đạt 90% số hộ dân nông thôn có điện, nhưng đến nay đã đạt trên 95%.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành điện đã bộc lộ một số tồn tại và bất cập về công tác tổ chức, lúng túng trong công tác điều hành.
Mùa khô năm 2010, từ đầu tháng Tư đến Bảy năm nay, việc cung cấp điện thiếu hụt đã xảy ra, sản lượng điện cung cấp thiếu hụt có tỷ trọng không lớn so với sản lượng điện cả nước năm 2010; nhưng tập trung vào thời điểm nắng nóng kéo dài, diễn ra trên diện rộng làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, hoạt động của các doanh nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
Khắc phục tình trạng thiếu điện, Thủ tướng yêu cầu công tác điều hành cần phải quyết liệt hơn.
Trong đó, Bộ Công Thương phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn và lưới điện đang xây dựng; giúp chủ đầu tư và các nhà thầu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Mặt khác, Bộ Công Thương chuẩn bị đề án và các văn bản pháp lý cần thiết cho việc hình thành thị trường phát điện cạnh tranh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng Mười năm nay để xem xét thực hiện ngay từ năm 2011.
Đồng thời, Bộ Công Thương phải hoàn thành Quy định phương án lập, trình tự thủ tục thẩm định và ban hành giá điện theo cơ chế thị trường, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý 3 năm nay.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc chậm tiến độ xây dựng các công trình điện do công tác giải phóng mặt bằng, làm ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện quốc gia và của địa phương.
Bộ Tài chính phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế cho các doanh nghiệp trong nước vay lại để phát triển các dự án điện. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn vay ưu đãi (ODA) cho các dự án điện, dự án phát triển nguồn năng lượng tái tạo.
Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam phải thực hiện chức năng làm đầu mối bảo đảm cung cấp đủ than từ nguồn than trong nước và than nhập khẩu cho các nhà máy nhiệt điện than hiện có và dự kiến phát triển./.
(TTXVN/Vietnam+)