Từ ngày 12-16/4 người dân Thái Lan tưng bừng đón Tết cổ truyền Songkran, còn gọi là Tết Năm mới. (Ảnh: Thuận Nam/Vietnam+)
Đây là tết năm mới đầu tiên sau khi năm để tang Nhà vua quá cố Bhumibol Adulyadej kết thúc và các hoạt động mừng năm mới đã diễn ra trong không khí tươi vui rộn rã. (Ảnh: Thuận Nam/Vietnam+)
Theo phong tục truyền thống, người dân lên chùa dâng hương, lễ Phật và thực hành nghi lễ tắm Phật đầu năm đón mừng theo sự tích Đản sinh của Đức Phật, để tỏ lòng thành kính và cầu may cho năm mới. (Ảnh: Thuận Nam/Vietnam+)
Sau nghi lễ ở chùa, mọi người đổ xuống đường chào đón năm mới bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa mọi ưu phiền của năm cũ, đón mừng năm mới. (Ảnh: Thuận Nam/Vietnam+)
Trên mọi nẻo đường khắp Thái Lan, người dân mặc áo hoa, bật nhạc, hò reo, nhảy múa và té nước vào nhau bằng gáo, xô, súng phun nước… Người Thái tin rằng ai càng được té nhiều nước người đó càng có nhiều may mắn trong năm mới. (Ảnh: Thuận Nam/Vietnam+)
Với khoảng 94% người dân theo đạo Phật, Thái Lan cùng nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia và Myanmar đón năm mới theo Phật lịch và từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn có nghĩa là "lúc thời gian chuyển dịch” hàm ý về sự đổi mới, phát triển. (Ảnh: Thuận Nam/Vietnam+)
Ngoài ra, lễ hội cũng là một hoạt động văn hóa liên quan đến chu kỳ phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á. (Ảnh: Thuận Nam/Vietnam+)
Trong tâm linh, té nước tượng trưng cho hình ảnh của thần rắn Naga phun nước xuống trần gian để đem lại mùa màng tốt tươi. (Ảnh: Thuận Nam/Vietnam+)
Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) ước tính trong thời gian từ ngày 12-16/4, toàn ngành du lịch Thái Lan thu từ chi tiêu của du khách nước ngoài và trong nước lên đến 19.8 tỷ baht, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh: Thuận Nam/Vietnam+)
Không khí tưng bừng của lễ hội. (Ảnh: Thuận Nam/Vietnam+)
Không khí tưng bừng của lễ hội. (Ảnh: Thuận Nam/Vietnam+)
(Vietnam+)