Hình ảnh ngôi chùa cổ gần 700 năm tuổi xuống cấp nghiêm trọng ở Hà Nội
Chùa Tre còn được gọi là Phúc Diễn tự ở thôn Đại Nghiệp (xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) được xây dựng trước năm 1328, trải qua nhiều năm chưa được trùng tu, tôn tạo nay đã xuống cấp trầm trọng.
Hoài Nam
Cổng tam quan của chùa được xây mới khá lớn bên cạnh cây bồ đề hàng trăm tuổi, tuy nhiên từ bức tường chùa đã đổ và phía bên trong hầu hết các hạng mục đã xuống cấp trầm trọng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Chùa Tre được xây dựng từ năm 1328 dưới thời nhà Trần, lần tu sửa gần đây nhất vào năm 1994. Tính đến nay đã gần 30 năm ngôi chùa này chưa được tu sửa, mái ngói xô lệch và thủng nhiều chỗ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Sân trước chùa cỏ mọc um tùm, mảnh gạch ngổn ngang. Trụ trì Thích Đàm Vinh cho biết chùa đã xuống cấp từ nhiều năm trước, tuy nhiên chưa thống nhất được phương án sửa chữa nên đành để chùa trong tình trạng như hiện nay. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Phía trước sân là tượng Phật bà Quan Âm cao hơn 5m hiện cũng hư hỏng một vài chỗ theo năm tháng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Những mảng gạch nung nhuốm màu thời gian, hoa văn hình bông sen hay voi, ngựa... vẫn còn hiện hữu bên hồi tiền đường chùa Tre. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Một số hoa văn trang trí trên bức tường của ngôi chùa cũng mốc meo, làm hình thù biến dạng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Cửa chùa trong tình trạng hư hỏng nặng, mối mọt và rơi cả bản lề, chùa chỉ khép hai cánh cửa dựa vào nhau và khóa lại. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trụ trì và các phật tử trong thôn vẫn tụng kinh niệm phật dưới mái chùa trong tình trạng có thể sập bất cứ lúc nào, nhất là vào thời điểm mưa gió lớn. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Các cột trụ chính trong chùa cũng bị mối mọt, thậm chí nhiều cột đã rỗng hết gỗ bên trong. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Mái trong điện Tam Bảo đã thủng rất lớn, trụ trì chia sẻ thêm: 'Vào những ngày mưa nước dột xuống càng làm các hạng mục khác phía bên trong chùa trở lên tệ hơn.' (Ảnh:Hoài Nam/Vietnam+)
Trải qua nhiều trận mưa bão, tấm kê chân tượng đã bị hỏng, nhà chùa phải chắp vá và dùng gạch để giữ cân bằng cho tượng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Các điểm chịu nhiều lực của ngôi chùa như các kèo ngang hay các bức tường đều đã rạn nứt. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Hiện tại nhà chùa còn giữ được chiếc chuông có niên đại hàng trăm năm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Các bậc cao niên trong làng chia sẻ: 'Chúng tôi ngày đêm mong mỏi ngôi chùa được sửa chữa để đảm bảo an toàn cho dân làng đến thắp hương, niệm phật.’ (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Số lượng người đến khu di tích Hương Sơn đã giảm so với những năm trước khi có dịch, thế nhưng niềm vui của khách thập phương cũng như người làm dịch vụ tại nơi này vẫn trọn vẹn như trước.
Nhiều cột, trụ của chùa Tây Phương hện bị mối mọt; hệ thống tượng cổ - Bảo vật Quốc gia - đang bị bong tróc sơn, chân đế một số pho tượng bị bong gãy, nếu không kịp thời tu bổ sẽ càng xuống cấp nặng.
Chùa Trấn Quốc, Hà Nội được xây dựng từ thế kỷ thứ 6, thời Tiền Lý, là một những ngôi chùa cổ, đẹp nổi tiếng thế giới, được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1962.
Chùa Hang nằm ở làng Úc, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, nên được gọi là chùa Hang Úc, là ngôi chùa có vị trí cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp, sơn thủy hữu tình.
Chùa Hang Úc là một ngôi chùa cổ nằm trong hang đá ở lưng chừng núi Thâm Then ở Yên Bái, những phế tích, di vật quý hiếm của ngôi chùa cổ mang đậm yếu tố Chămpa thời triều đại nhà Trần thế kỷ 13-14.