Quá trình đô thị hóa, nước thải công nghiệp và việc lạm dụng phân hoá học đang khiến một nửa số sông, hồ của Trung Quốc bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Quá trình đô thị hóa, nước thải công nghiệp và việc lạm dụng phân hoá học đang khiến một nửa số sông, hồ của Trung Quốc bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Đối mặt với vấn nạn trên, chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu chi 850 tỷ USD nhằm cải thiện nguồn nước của quốc gia này trong thập kỷ tới.
Tuy nhiên khoản ngân sách khổng lồ này dường như cũng không thấm tháp vào đâu so với tình trạng ô nhiễm đã kéo dài nhiều thập kỷ qua.
Một cậu bé bơi ở bờ biển đầy tảo tại bờ biển Thanh Đảo, Sơn Đông, ngày 15/7/2011 (Nguồn: Reuters/China Daily)
Một người đàn ông đang nhìn dòng sông ô nhiễm (chuyển sang màu đỏ như máu) ở Ôn Châu, Chiết Giang ngày 24/7/2014. (Nguồn: Reuters)
Người lao động đang xử lý nước thải bị rò rỉ từ một bể chứa nước thải của mỏ đồng tại tỉnh Phúc Kiến, ngày 13/7/2010. (Nguồn: Reuters)
Người lao động dọn dẹp dầu tại khu vực tràn dầu gần cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, ngày 23/7/2010. (Nguồn: Reuters)
Một tình nguyện viên với nắm cát trộn lẫn những hạt nhựa trong quá trình làm sạch các bãi biển, ngày 4/8/2012 (Nguồn: Reuters)
Lợn chết trôi nổi ở một nhánh của sông Hoàng Phố ở Bình Hồ, tỉnh Chiết Giang, ngày 11/3/2013 (Nguồn: Reuters)
Một đứa trẻ bơi ở hồ nước bị ô nhiễm tại Bình Bá, phía tây nam tỉnh Quý Châu của Trung Quốc ngày 2/9/2006. (Nguồn: Reuters)
Cá chết nổi ở hồ nước đầy tảo, ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc ngày 20/8/2012. (Nguồn: Reuters)
Một người thu mua cá tra ở ao bị ô nhiễm tại Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, ngày 10/9/2013. (Nguồn: Reuters)
Một ngư dân chèo thuyền trên mặt hồ ô nhiễm nặng ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, ngày 23/7/2012. (Nguồn: Reuters)
Công nhân môi trường khắc phục ô nhiễm sau vụ nổ đường ống dẫn dầu tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, ngày 25/11/2013. (Nguồn: Reuters)