Ngoại trừ các sĩ quan, binh sĩ cận vệ Thụy Sỹ đều còn độc thân và được ký hợp đồng phục vụ với thời hạn 2 năm. Họ sinh hoạt, huấn luyện tập trung bên trong lãnh thổ Tòa Thánh Vatican. (Ảnh: Quang Thanh/Vietnam+)
. Lễ tuyên thệ tân binh Thụy Sỹ được tiến hành theo đúng nghi thức truyền thống từ thế kỷ 16 đến nay tại Quảng trường San Damaso trong lãnh thổ Tòa thánh Vatican. (Ảnh: Quang Thanh/Vietnam+)
Trang phục bắt mắt với 3 màu đỏ - vàng - xanh của cận vệ Thụy Sỹ đã trở thành một trong những biểu tượng của lực lượng này kéo dài qua nhiều thế kỷ. (Ảnh: Quang Thanh/Vietnam+)
Đội quân nhạc dẫn đầu đoàn diễu hành của các tân binh Cận vệ Thụy Sỹ. (Ảnh: Quang Thanh/Vietnam+)
Tiếng trống trận được coi là nguồn cổ vũ tinh thần chiến đấu của cận vệ Thụy Sỹ trong các trận đánh thời Trung Cổ.(Ảnh: Quang Thanh/Vietnam+)
Dẫn đầu đoàn tân binh cận vệ Thụy Sỹ là các sĩ quan chuyên nghiệp đã có nhiều năm gắn bó với lực lượng.(Ảnh: Quang Thanh/Vietnam+)
Tất cả những người được tuyển mộ đều là công dân Thụy Sỹ, theo Công giáo, tốt nghiệp phổ thông trung học, tuổi từ 18 đến 30, cao 1,74 trở lên. Đa số họ đến từ các bang Fribourg, Zurich, Lucerne, Uri và Unterwald.(Ảnh: Quang Thanh/Vietnam+)
Mặc dùng được trang bị giáp trụ, thương và kiếm theo truyền thống nhưng tất cả cận vệ Thụy Sỹ đều được huấn luyện sử dụng thành thạo các loại vũ khí hiện đại với kỹ năng không thua kém bất cứ lực lượng vũ trang nào trên thế giới. (Ảnh: Quang Thanh/Vietnam+)
Tư lệnh cận vệ Thụy Sỹ, đại tá Christoph Graf, đọc diễn văn trước các quan khách. (Ảnh: Quang Thanh/Vietnam+)
Lần lượt từng tân binh bước lên đọc lời Tuyên thệ trung thành. Theo nghi thức, tay trái họ sẽ nắm lấy cán cờ, tay phải giơ lên với 3 ngón tay đọc to lời Tuyên thệ. (Ảnh: Quang Thanh/Vietnam+)
Lần lượt từng tân binh bước lên đọc lời Tuyên thệ trung thành. Theo nghi thức, tay trái họ sẽ nắm lấy cán cờ, tay phải giơ lên với 3 ngón tay đọc to lời Tuyên thệ. (Ảnh: Quang Thanh/Vietnam+)
Do Thụy Sỹ là đất nước đa ngôn ngữ, các tân binh có thể tùy chọn đọc lời Tuyên thệ trung thành bằng tiếng Pháp, Đức hoặc Italy. Tuy nhiên, tiếng Đức được coi là ngôn ngữ chính thức trong lực lượng cận vệ Thụy Sỹ. (Ảnh: Quang Thanh/Vietnam+)
Có thân nhân trở thành cận vệ Thụy Sỹ là niềm tự hào của gia đình. Chính vì vậy, buổi lễ còn có sự tham gia đông đảo của gia đình các tân binh đến từ Thụy Sỹ. (Ảnh: Quang Thanh/Vietnam+)
(Vietnam+)