Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev hội đàm với Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm hữu nghị chính thức Liên Xô, ngày 29/10/1975. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 4/11/1978, tại Điện Kremlin ở thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô L.I.Brezhnev ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Liên Xô, dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. (Nguồn: TTXVN)
Với sự giúp đỡ của Liên Xô, lực lượng không quân Việt Nam được thành lập và đã lập nên những chiến công oanh liệt trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. (Nguồn: TTXVN)
Lễ ký Hiệp định liên Chính phủ về hợp tác thăm dò địa chất và khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam giữa Việt Nam và Liên Xô, ngày 3/7/1980, tại Điện Kremlin (Moskva). (Nguồn: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 13/7/1980, tàu Liên hợp 37 của Liên Xô chở nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Việt Nam Phạm Tuân và nhà du hành vũ trụ Liên Xô V.Gorbatko bay vào vũ trụ, đánh dấu một mốc mới trong quan hệ giữa hai nước. (Ảnh: Tiến Dũng/TTXVN)
Nhân dân Thủ đô Hà Nội chào đón hai nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân của Việt Nam và Vichtor Gorbatko của Liên Xô trong đội bay vũ trụ quốc tế Xô-Việt trên tàu Liên hợp 37, chiều 6/9/1980. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Nghệ sỹ Nhân dân Đặng Thái Sơn, một tài năng trẻ của Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô đã đoạt giải nhất Cuộc thi piano quốc tế Chopin lần thứ 10, tổ chức tại Ba Lan năm 1980. (Nguồn: TTXVN)
Đồng chí Trường Chinh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước ta thăm Liên Xô, ngày 4/11/1982. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN phát)
Chuyên gia Liên Xô và công nhân Việt Nam trên công trường xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 31/10/1983, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Geidar Aliev, trong cuộc míttinh mừng sự kiện đưa tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Phả Lại vào hoạt động. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN phát)
Chuyên gia Liên Xô và lãnh đạo Việt Nam tại lễ thông xe kỹ thuật tầng dưới cầu Thăng Long, sáng 31/10/1983. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Các chuyên gia Liên Xô và Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đồng Sĩ Nguyên tại lễ thông xe quốc gia cầu Thăng Long - biểu tượng của tình hữu nghị Việt-Xô, ngày 9/5/1985. (Ảnh: Nho Nghĩa/TTXVN)
Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đón Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Vitaly Vorotnikov sang dự lễ kỷ niệm lần thứ 40 Ngày Quốc khánh Việt Nam, ngày 30/8/1985. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN phát)
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh gặp Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô Gorbachyov trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Liên Xô từ 17-22/5/1987. (Nguồn: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)
Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô Anatoly Lukyanov tiếp và hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, ngày 6/5/1991, tại Điện Kremlin ở thủ đô Moskva. (Ảnh: Minh Đạo/TTXVN)
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachyov tiếp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười trong chuyến thăm Liên Xô, ngày 7/5/1991, tại điện Kremlin ở thủ đô Moskva. (Ảnh: Minh Đạo/TTXVN)
Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Nga Viktor Chernomyrdin ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga (Moskva, 16/6/1994). (Ảnh: Minh Đạo/TTXVN)
Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tới Liên bang Nga tháng 8/1998 đã tạo bước đột phá mới trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Lần đầu tiên, Tổng thống Nga Boris Yeltsin khẳng định Nga coi Việt Nam là đối tác chiến lược ở Đông Nam Á. (Nguồn: Tư liệuTTXVN phát)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matviyenko, chiều 24/11/2014, tại Moskva. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng Huy hiệu Bác Hồ cho đại diện các cựu chiến binh Nga chiến đấu tại Việt Nam, nhân chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, ngày 24/11/2014, tại Moskva. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Chủ tịch hội Hữu nghị Việt-Nga Vladimir Buianov trao tặng kỷ niệm chương cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chiều 16/5/2016, tại Moskva. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Sergei Naryshkin, ngày 17/5/2016, tại Moskva. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Hiện nay, Nga cũng tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng gạo từ Việt Nam. Trong ảnh: Đóng gói sản phẩm gạo xuất khẩu. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Lượng du khách Nga vào Việt Nam ngày càng tang. Nga trở thành nước đứng đầu châu Âu và xếp thứ 6 về số lượng khách thăm Việt Nam nhiều nhất, sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Đài Loan (Trung Quốc). Trong ảnh: Du khách Nga đến tham quan, nghỉ dưỡng tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) ngày 1/2/2015. (Ảnh: Tiên Minh/TTXVN)
Hàng loạt thỏa thuận hợp tác Việt-Nga được ký kết những năm qua, trong chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước. Trong ảnh: Ngân hàng Liên doanh Việt-Nga (VRB) - một trong các liên doanh giữa hai nước trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN phát)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Lễ khởi công dự án xây dựng Nhà máy chế biến sữa của Tập đoàn TH True Milk tại tỉnh Kaluga, ngày 7/9/2018. Dự án của TH là sự khởi đầu cho một xu hướng mới về hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Nga là thị trường đầu tư ra nước ngoài lớn thứ 2 của Việt Nam với gần 3 tỷ USD, thông qua các dự án tiêu biểu của PetroVietnam, tập đoàn TH True milk, Trung tâm Thương mại Hà Nội-Moskva. Trong ảnh: Dự án 190 triệu USD để xây dựng Trung tâm Thương mại Hà Nội-Moskva (Incentra) tại thủ đô Moskva. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN phát)
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Nga bao gồm: điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giày dép, thủy sản. Trong ảnh: Sản xuất giầy xuất khẩu. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Nga bao gồm: điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giày dép, thủy sản. Trong ảnh: Hàng dệt may là một trong 2 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam (cùng với thủy sản) rất được người Nga ưa chuộng. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Các dự án đầu tư của Nga đã có những đóng góp quan trọng cho xã hội Việt Nam, trong đó, đáng chú ý là Liên doanh dầu khí Vietsovpetro. Trong ảnh: Giàn công nghệ trung tâm số 2 của mỏ Bạch Hổ thuộc Liên doanh Việt-Nga (Vietsovpetro). (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Cán bộ, chuyên gia Nga và Việt Nam trên giàn khoan dầu khí ở ngoài khơi Vũng Tàu. (Nguồn: TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)