Dự án ứng dụng, chuyển giao công nghệ sản xuất gạch không nung được triển khai từ năm 2009 đến nay tại Công ty cổ phần xi măng Sông Cầu (địa chỉ ở xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) đã mang lại hiệu quả cao trong lĩnh vực xây dựng.
Đây là hướng đi tốt và triển vọng nhằm bảo vệ môi trường và quỹ đất ngày càng hạn hẹp ở địa phương, nhất là từ khi Bắc Giang có quyết định dừng hoạt động đun đốt của các lò gạch thủ công trên địa bàn 7 huyện, thành phố từ ngày 1/3/2012.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xi măng Sông Cầu cho biết, công ty đã đầu tư trên 1,8 tỷ đồng để lắp đặt dây chuyền sản xuất gạch xi măng (gạch không nung), áp dụng công nghệ tiên tiến có mức độ cơ giới hóa và tự động hóa cao (khoảng 90%), sản lượng gạch đặc và gạch đục lỗ các loại đạt từ 6 - 10 triệu viên/năm, đáp ứng nhu cầu xây dựng của người dân và các cơ quan, đơn vị ở trong tỉnh Bắc Giang và một số tỉnh, thành phía Bắc khác như Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương...
Lợi ích dễ nhận thấy nhất của công nghệ này là nguyên vật liệu để sản xuất gạch xi măng (gạch không nung) đều là những loại dễ kiếm, giá thành thấp như xi măng, cát vàng, bột đá và phụ gia (không phải sử dụng nguyên liệu đất sét gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và đất đai như trong công nghệ sản xuất gạch nung đốt lò tuynen truyền thống).
Ưu điểm nữa là không gây ô nhiễm môi trường; không sử dụng hóa chất và phụ gia độc hại; nước được sử dụng ít và tuần hoàn, không có các chất thải ở dạng khí, lỏng, rắn.
Hơn nữa, gạch xi măng không nung có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt; độ phẳng, độ đồng đều, độ bền, chống thấm của viên gạch đều cao hơn so với gạch đỏ nung đốt thủ công theo công nghệ lò tuynen.
Sản phẩm gạch không nung hiện nay đáp ứng tốt nhu cầu xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, công cộng và kể cả làm đường giao thông nông thôn; phù hợp với định hướng trong Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng từ nay đến năm 2020 của nước ta (sử dụng vật liệu xây dựng không nung sẽ chiếm khoảng 50% trong các công trình xây dựng).
So sánh về mặt hiệu quả kinh tế, giá thành gạch không nung thường thấp hơn từ 15 - 20% so với gạch tuynen (hiện một viên gạch không nung giá bán tại nhà máy là 900 đồng, trong khi gạch đỏ tuynen có giá bán từ 1.300 - 1.400 đồng/viên).
Với việc đầu tư đưa vào sản xuất dây chuyền gạch không nung, công ty cổ phần xi măng Sông Cầu đã tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho 20 lao động địa phương; mỗi năm doanh thu nhờ đó đã tăng thêm gần 7 tỷ đồng và lợi nhuận tăng thêm trên 1 tỷ đồng.
Năm 2012, công ty phấn đấu đạt chỉ tiêu sản xuất và tiêu thụ 25.000 tấn xi măng PC - 30, PC - 40 và 6 triệu viên gạch xi măng (không nung) quy chuẩn; doanh thu đạt khoảng 23 tỷ đồng; thu nhập của 90 lao động của Công ty đạt bình quân 3,6 triệu đồng/người/tháng./.
Đây là hướng đi tốt và triển vọng nhằm bảo vệ môi trường và quỹ đất ngày càng hạn hẹp ở địa phương, nhất là từ khi Bắc Giang có quyết định dừng hoạt động đun đốt của các lò gạch thủ công trên địa bàn 7 huyện, thành phố từ ngày 1/3/2012.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xi măng Sông Cầu cho biết, công ty đã đầu tư trên 1,8 tỷ đồng để lắp đặt dây chuyền sản xuất gạch xi măng (gạch không nung), áp dụng công nghệ tiên tiến có mức độ cơ giới hóa và tự động hóa cao (khoảng 90%), sản lượng gạch đặc và gạch đục lỗ các loại đạt từ 6 - 10 triệu viên/năm, đáp ứng nhu cầu xây dựng của người dân và các cơ quan, đơn vị ở trong tỉnh Bắc Giang và một số tỉnh, thành phía Bắc khác như Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương...
Lợi ích dễ nhận thấy nhất của công nghệ này là nguyên vật liệu để sản xuất gạch xi măng (gạch không nung) đều là những loại dễ kiếm, giá thành thấp như xi măng, cát vàng, bột đá và phụ gia (không phải sử dụng nguyên liệu đất sét gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và đất đai như trong công nghệ sản xuất gạch nung đốt lò tuynen truyền thống).
Ưu điểm nữa là không gây ô nhiễm môi trường; không sử dụng hóa chất và phụ gia độc hại; nước được sử dụng ít và tuần hoàn, không có các chất thải ở dạng khí, lỏng, rắn.
Hơn nữa, gạch xi măng không nung có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt; độ phẳng, độ đồng đều, độ bền, chống thấm của viên gạch đều cao hơn so với gạch đỏ nung đốt thủ công theo công nghệ lò tuynen.
Sản phẩm gạch không nung hiện nay đáp ứng tốt nhu cầu xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, công cộng và kể cả làm đường giao thông nông thôn; phù hợp với định hướng trong Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng từ nay đến năm 2020 của nước ta (sử dụng vật liệu xây dựng không nung sẽ chiếm khoảng 50% trong các công trình xây dựng).
So sánh về mặt hiệu quả kinh tế, giá thành gạch không nung thường thấp hơn từ 15 - 20% so với gạch tuynen (hiện một viên gạch không nung giá bán tại nhà máy là 900 đồng, trong khi gạch đỏ tuynen có giá bán từ 1.300 - 1.400 đồng/viên).
Với việc đầu tư đưa vào sản xuất dây chuyền gạch không nung, công ty cổ phần xi măng Sông Cầu đã tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho 20 lao động địa phương; mỗi năm doanh thu nhờ đó đã tăng thêm gần 7 tỷ đồng và lợi nhuận tăng thêm trên 1 tỷ đồng.
Năm 2012, công ty phấn đấu đạt chỉ tiêu sản xuất và tiêu thụ 25.000 tấn xi măng PC - 30, PC - 40 và 6 triệu viên gạch xi măng (không nung) quy chuẩn; doanh thu đạt khoảng 23 tỷ đồng; thu nhập của 90 lao động của Công ty đạt bình quân 3,6 triệu đồng/người/tháng./.
Việt Hùng (TTXVN)