Mục đíchcủa hội thảo là chia sẻ các bài học chủ yếu từ dự án kinh doanh này, thảo luận,đánh giá khả năng nhân rộng mô hình này ở Hà Giang.
Dự án kinh doanh được Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Cường thực hiện, với tổngngân sách dự án khoảng 575.000 USD, trong đó Quỹ Thách thức Việt Nam đóng gópkhoảng 215.000 USD.
Quỹ Thách thức Việt Nam là một phần của Dự án phát triển Thịtrường dành cho người nghèo giai đoạn 2 (M4P2), do Ngân hàng Phát triển Châu Áđiều phối, Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh tài trợ, phối hợp với Bộ Kếhoạch và Đầu tư.
Theo các chuyên gia kinh tế, dự án này đã tác động tích cực tới những hộ nôngdân phần lớn là người dân tộc thiểu số nghèo, đặc biệt là phụ nữ, sống tại cácvùng hẻo lánh cua tỉnh Hà Giang, họ chủ yếu dựa vào việc sản xuất chè nhằm nângcao hơn 50% thu nhập của hộ gia đình.
Tác động còn có thể lớn hơn nữa nếu môhình sản xuất này được nhân rộng ra những công ty chè khác ở khu vực miền núi vàtrung du Bắc Bộ.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Cường chobiết bước đầu dự án đã có ba trăm hộ nghèo ở Hà Giang được đào tạo và tổ chứcthành các nhóm thu mua chè. Hơn 460 hộ nghèo từ 11 bản của xã Cao Bồ được đàotạo về trồng chè hữu cơ.
Diện tích chè đạt khoảng 740 ha và đây có thể là mộttrong những dự án chè được chứng nhận hữu cơ lớn nhất Đông Nam Á, cả về số lượngnông hộ và diện tích canh tác.
Tính riêng năm 2011, công ty chủ dự án đã thu mua khoảng 740 tấn chè búp tươi từcác nông hộ tham gia dự án với tổng giá trị khoảng 5 tỷ đồng.
Thu nhập từ chècủa các nông hộ tham gia dự án tăng trung bình trên 130%.
Tuy nhiên, bên cạnhnhững tác động trực tiếp kể trên, dự án cũng đã minh chứng tính khả thi về mặtthương mại của mô hình kinh doanh này và cho thấy nó có tiềm năng to lớn để nhânrộng.
Ông Khoa khẳng định, mô hình có thể được nhân rộng ra những vùng núi caocó thể trồng chè khác của Việt Nam và cũng như những sản phẩm nông nghiệp khác.
Dự án thành công này đã phát triển thương hiệu sản phẩm chè Shan cho các thịtrường với giá trị cao.
Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này, dự án cần thành lậpvà củng cố các nhóm sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và số lượng nguyên liệuchè búp tươi; nâng cao sản xuất bằng cách xây dựng vườn ươm thương mại; xây dựngthương hiệu chè hữu cơ để tiếp cận những thị trường xuất khẩu cao cấp.
Cùng ngày, Quỹ Thách thức Việt Nam, Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh, Ngânhàng Phát triển Châu Á cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng kết dự án “Nâng caohiệu quả thị trường cho người nghèo, giai đoạn 2” nhằm hỗ trợ các dự án kinhdoanh mang tính sáng tạo cao do các tổ chức tư nhân thực hiện và tăng cường sựtham gia, thu nhập của người nghèo từ các chuỗi giá trị nông nghiệp.
Dự án xây dựng kênh sản xuất thịt bò H’ Mông đã giúp người dân tộc H’Mông sinhsống tại 4 huyện hẻo lánh Hà Quảng, Thông Nông, Nguyên Bình, thị xã Cao Bằng(tỉnh Cao Bằng), sản xuất thịt bò theo một quá trình bền vững.
Các hoạt độngchính của dự án bao gồm tổ chức các hộ gia đình dân tộc thiểu số chăn nuôi giasúc thành các nhóm khác nhau; áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩmthịt bò; xây dựng lò mổ thương mại đầu tiên ở các tỉnh miền núi phía bắc củaViệt Nam .
Công ty xây dựng Lê Thanh (Cao Bằng) cùng với Trung tâm nghiên cứu và phát triểnhệ thống nông nghiệp là đơn vị thực hiện dự án với tổng ngân sách dự án khoảngtrên 261.000 USD, trong đó Quỹ Thách thức Việt Nam hỗ trợ khoảng 110.000 USD.
Hơn 500 nông dân đã tham gia vào dự án, phân bố ở chín xã và bốn huyện ở Caobằng.
Tính đến tháng 4/2012, dự án đã mua hơn 300 con bò H’Mông từ 260 nông dântham gia dự án và giết mổ gần 170 con bò, cung cấp cho những thị trường cao cấpcủa địa phương và cả Hà Nội.
Tiêu chuẩn vệ sinh tại lò mổ được kiểm tra bởi tổchức thú y, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cao Bằng. Bò sẽđược cách ly trước khi tiến hành giết mổ.
Ở Hà Nội, dự án có hợp đồng độc quyềnbán với Công ty Rural Food, một đại lý phân phối địa phương.
Tháng 2/2012, đạilý này đã ký hợp đồng với siêu thị Big C để siêu thị này bán sản phẩm thịt bòH’Mông trong hệ thống cửa hàng của mình tại Việt Nam và kết quả là số lượng bánra ngày càng tăng.
Người tiêu dùng và các nhà hàng giờ đây có thể truy xuấtnguồn gốc thịt bò họ đã mua từ phía hộ nông dân đã bán bò cho dự án tại trangweb http://www.hmongbeef.vn
Ông Buddhika Samarasinghe, Trưởng nhóm tư vấn dự án “Nâng cao hiệu quả thịtrường cho người nghèo, giai đoạn 2” cho biết kết quả bước đầu của dự án tươngđối khả quan.
Cho dù làm việc với từng hộ nông dân cá thể ở những khu vực xa xôivà hẻo lánh ở Việt Nam luôn là một thách thức, nhưng có thể thấy rằng dự án vẫnbền vững xét về khía cạnh thương mại của nó.
Sản lượng bán tăng mạnh ở Hà Nộicũng cho thấy loại thịt bò này hoàn toàn phù hợp với thị trường nội địa vàthương hiệu bò H’Mông đang dần được tạo lập./.