Ngày 2/3, tại tỉnh An Giang, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Hiệp hội nghề cá, đại diện lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp, người nuôi cá tra ở các tỉnh, thành đã tham dự Đại hội thành lập Hiệp hội cá tra Việt Nam.
Đại hội đã bầu 47 thành viên Ban chấp hành Hiệp hội cá tra Việt Nam. Ông Nguyễn Việt Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được bầu là Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam, nhiệm kỳ 2013- 2015.
Theo báo cáo, trong 5 năm (từ 2008-2012), diện tích nuôi cá tra toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có chiều hướng giảm, tốc độ giảm trung bình hàng năm là 1,03%. Điều này cho thấy, khuynh hướng hiện nay là ổn định diện tích nuôi toàn vùng (khoảng 6.000ha) và tập trung tăng chất lượng và giá trị sản phẩm cá tra. Vùng nuôi cá tra thâm canh tập trung chủ yếu dọc hai bên sông Tiền và sông Hậu.
Song song với nuôi cá tra trong ao, hồ, thì mô hình nuôi cá tra trong các lồng bè trên sông rạch cũng có xu hướng giảm mạnh, đặc biệt là những năm gần đây, nguyên nhân là do chi phí sản xuất cao.
Mục tiêu của Hiệp hội cá tra Việt Nam đề ra là đến năm 2015 sẽ là: sản lượng nuôi cá nguyên liệu đạt từ 1,2-1,5 triệu tấn, sản phẩm xuất khẩu đạt 800.000 tấn, tiêu thụ nội địa 150.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1,8 -2,25 tỷ USD, tạo việc làm cho 230.000 lao động; xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế, nhằm tăng sức cạnh tranh.
Theo ông Hồ Văn Vàng, Hiệp hội thủy sản Vĩnh Long: Nghề nuôi và chế biến cá tra có lúc thừa, có lúc thiếu nguyên liệu và có quá nhiều nhà xuất khẩu. Có nhà xuất khẩu bán cá tra không đạt chất lượng, phá giá làm thương hiệu cá tra mất uy tín trên thương trường. Trước thực trạng cá tra giảm giá, giảm chất lượng nên đã đến lúc người nuôi cá tra phải ngồi lại cùng nhau bàn phương hướng sản xuất kinh doanh cùng có lợi.
Ông Nguyễn Hữu Khánh, nguyên Bí thư tỉnh ủy An Giang, nguyên Chủ tịch hiệp hội nghề cá Việt Nam cho biết, qua hơn 10 năm xuất khẩu cá tra với nhiều khó khăn, nay đã có tổ chức chăm lo quyền lợi chính đáng, lo cho công tác xuất khẩu của người dân, doanh nghiệp; không thể để tình trạng doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành khách hàng nữa mà tất cả phải vì lợi ích chung./.
Đại hội đã bầu 47 thành viên Ban chấp hành Hiệp hội cá tra Việt Nam. Ông Nguyễn Việt Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được bầu là Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam, nhiệm kỳ 2013- 2015.
Theo báo cáo, trong 5 năm (từ 2008-2012), diện tích nuôi cá tra toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có chiều hướng giảm, tốc độ giảm trung bình hàng năm là 1,03%. Điều này cho thấy, khuynh hướng hiện nay là ổn định diện tích nuôi toàn vùng (khoảng 6.000ha) và tập trung tăng chất lượng và giá trị sản phẩm cá tra. Vùng nuôi cá tra thâm canh tập trung chủ yếu dọc hai bên sông Tiền và sông Hậu.
Song song với nuôi cá tra trong ao, hồ, thì mô hình nuôi cá tra trong các lồng bè trên sông rạch cũng có xu hướng giảm mạnh, đặc biệt là những năm gần đây, nguyên nhân là do chi phí sản xuất cao.
Mục tiêu của Hiệp hội cá tra Việt Nam đề ra là đến năm 2015 sẽ là: sản lượng nuôi cá nguyên liệu đạt từ 1,2-1,5 triệu tấn, sản phẩm xuất khẩu đạt 800.000 tấn, tiêu thụ nội địa 150.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1,8 -2,25 tỷ USD, tạo việc làm cho 230.000 lao động; xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế, nhằm tăng sức cạnh tranh.
Theo ông Hồ Văn Vàng, Hiệp hội thủy sản Vĩnh Long: Nghề nuôi và chế biến cá tra có lúc thừa, có lúc thiếu nguyên liệu và có quá nhiều nhà xuất khẩu. Có nhà xuất khẩu bán cá tra không đạt chất lượng, phá giá làm thương hiệu cá tra mất uy tín trên thương trường. Trước thực trạng cá tra giảm giá, giảm chất lượng nên đã đến lúc người nuôi cá tra phải ngồi lại cùng nhau bàn phương hướng sản xuất kinh doanh cùng có lợi.
Ông Nguyễn Hữu Khánh, nguyên Bí thư tỉnh ủy An Giang, nguyên Chủ tịch hiệp hội nghề cá Việt Nam cho biết, qua hơn 10 năm xuất khẩu cá tra với nhiều khó khăn, nay đã có tổ chức chăm lo quyền lợi chính đáng, lo cho công tác xuất khẩu của người dân, doanh nghiệp; không thể để tình trạng doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành khách hàng nữa mà tất cả phải vì lợi ích chung./.
Vương Thoại Trung (TTXVN)