Trong khi nhiều nước trên thế giới đã có bảo tàng Nghệ thuật đương đại riêng thì ở Việt Nam chưa có. Nhưng một tín hiệu vui cho giới làm nghệ thuật đương đại là mới đây, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - một bảo tàng về giới đã dành trọn tầng 5 cho Nghệ thuật đương đại với cái tên khiêm tốn: Trung tâm Nghệ thuật Đương đại mới.
Đây là kết quả hợp tác giữa Bảo tàng Nghệ thuật Menifique và Bảo tàng phụ nữ Việt Nam.
Đến dự buổi lễ khai trương và thăm quan triển lãm “Những cánh cửa sổ” của họa sĩ Dương Thùy Liễu có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh.
Từ nhu cầu khách thăm quan
Việc thành lập Trung tâm Nghệ thuật Đương đại mới được nhiều người đánh giá hành động đúng lúc vì nền mỹ thuật đương đại Việt Nam vì sau hai mươi năm, nằm trong dòng chảy đổi mới, mỹ thuật Việt Nam đã đi được một chặng đường dài. Thế nhưng, dường như ở Việt Nam lại vẫn chưa có được một Trung tâm (chứ chưa nói đến bảo tàng đương đại) nào cho xứng tầm.
“Sứ mệnh” của Trung tâm Nghệ thuật Đương đại mới chính là hướng đến cái mới, của những người đương đại phục vụ cho những người đương đại. Có thể chưa xứng tầm là một bảo tàng nhưng cũng có thể nói là nền móng, là tiền thân của một Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại trong tương lai, sẽ tạo thêm một cầu nối đưa nền nghệ thuật đương đại Việt Nam đến với thế giới, góp phần vào việc nuôi dưỡng cảm hứng nghệ thuật cho các họa sỹ Việt Nam để từng bước tạo dựng nên những trường phái nghệ thuật Việt Nam, đóng góp vào sự đa dạng của nghệ thuật thế giới.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho biết: “Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một bảo tàng giới, nhưng trước xu thế hội nhập, chúng tôi cũng không thể chỉ trưng bày những vấn đề về lịch sử của phụ nữ.
Vì vậy chúng tôi nghĩ rằng bảo tàng cần phải tiếp cận với các vấn đề đương đại nên đã quyết định phối hợp với Bảo tàng Nghệ thuật Menifique mở thêm Trung tâm Nghệ thuật đương đại mới tại tầng 5 của Bảo tàng, đáp ứng nhu cầu thực tế của khách thăm quan!”
… đến giấc mơ Bảo tàng Nghệ thuật đương đại
Vì Việt Nam chưa có Bảo tàng Nghệ thuật đương đại nên cũng đã để lọt qua tay nhiều tác phẩm có giá trị. Chính vì vậy, giấc mơ về một bảo tàng nghệ thuật đương đại luôn nung nấu trong giới làm nghệ thuật.
“Điều này đặc biệt quan trọng bởi nếu không làm được, lịch sử mỹ thuật đương đại Việt Nam hai mươi năm qua và nhiều năm sau sẽ bị khập khiễng, phiến diện. Giá trị nghệ thuật và cả lịch sử (đối với tương lai) cần được đặt lên hàng đầu thay cho các tiêu chí về “tính phù hợp”, cần phải có những chuyên gia trong lĩnh vực “săn lùng” tác phẩm tiêu biểu, đào tạo xây dựng một đội ngũ các Curator (quản lý tổ chức triển lãm) chuyên nghiệp để có thể thiết lập được những chương trình đưa nghệ thuật đương đại đến với cộng đồng, chứ không phải là một thứ xa xỉ phẩm xa lạ với đời sống” - một họa sĩ bày tỏ quan điểm.
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá: “Bản thân nghệ thuật hiện nay trong cái biểu hiện tràn lan của nó đã làm cho đời sống văn hóa nghệ thuật ngày càng thú vị.
Tôi tin rằng sự ra đời của Trung tâm Nghệ thuật đương đại sẽ góp phần làm lành sạch hơn đời sống mỹ thuật đương đại, củng cố niềm hy vọng cho những người sáng tác, đặc biệt là với những người trẻ tuổi. Tôi hy vọng Trung tâm sẽ ngày càng phát triển, góp phần làm nên một thập kỷ mang tính bản lề, làm xoay chuyển sang một trang mới cho mỹ thuật đương đại Việt Nam.”
Việc xây dựng một Bảo tàng Nghệ thuật đương đại sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nghệ thuật hôm nay ở Việt Nam theo chiều hướng chuyên nghiệp chứ không phải là sự tự phát hay manh mún.
Tuy nhiên, việc xây dựng này không phải ngày một ngày hai, mà trước tiên phải tạo được những tiền đề cơ bản cho một sự phát triển đồng bộ.
Trung tâm Nghệ thuật đương đại mới được thành lập ngay trong lòng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chính là tiền đề để giấc mơ các di sản nghệ thuật đương đại được sống trong bảo tàng sẽ trở thành hiện thực./.
Đây là kết quả hợp tác giữa Bảo tàng Nghệ thuật Menifique và Bảo tàng phụ nữ Việt Nam.
Đến dự buổi lễ khai trương và thăm quan triển lãm “Những cánh cửa sổ” của họa sĩ Dương Thùy Liễu có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh.
Từ nhu cầu khách thăm quan
Việc thành lập Trung tâm Nghệ thuật Đương đại mới được nhiều người đánh giá hành động đúng lúc vì nền mỹ thuật đương đại Việt Nam vì sau hai mươi năm, nằm trong dòng chảy đổi mới, mỹ thuật Việt Nam đã đi được một chặng đường dài. Thế nhưng, dường như ở Việt Nam lại vẫn chưa có được một Trung tâm (chứ chưa nói đến bảo tàng đương đại) nào cho xứng tầm.
“Sứ mệnh” của Trung tâm Nghệ thuật Đương đại mới chính là hướng đến cái mới, của những người đương đại phục vụ cho những người đương đại. Có thể chưa xứng tầm là một bảo tàng nhưng cũng có thể nói là nền móng, là tiền thân của một Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại trong tương lai, sẽ tạo thêm một cầu nối đưa nền nghệ thuật đương đại Việt Nam đến với thế giới, góp phần vào việc nuôi dưỡng cảm hứng nghệ thuật cho các họa sỹ Việt Nam để từng bước tạo dựng nên những trường phái nghệ thuật Việt Nam, đóng góp vào sự đa dạng của nghệ thuật thế giới.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho biết: “Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một bảo tàng giới, nhưng trước xu thế hội nhập, chúng tôi cũng không thể chỉ trưng bày những vấn đề về lịch sử của phụ nữ.
Vì vậy chúng tôi nghĩ rằng bảo tàng cần phải tiếp cận với các vấn đề đương đại nên đã quyết định phối hợp với Bảo tàng Nghệ thuật Menifique mở thêm Trung tâm Nghệ thuật đương đại mới tại tầng 5 của Bảo tàng, đáp ứng nhu cầu thực tế của khách thăm quan!”
… đến giấc mơ Bảo tàng Nghệ thuật đương đại
Vì Việt Nam chưa có Bảo tàng Nghệ thuật đương đại nên cũng đã để lọt qua tay nhiều tác phẩm có giá trị. Chính vì vậy, giấc mơ về một bảo tàng nghệ thuật đương đại luôn nung nấu trong giới làm nghệ thuật.
“Điều này đặc biệt quan trọng bởi nếu không làm được, lịch sử mỹ thuật đương đại Việt Nam hai mươi năm qua và nhiều năm sau sẽ bị khập khiễng, phiến diện. Giá trị nghệ thuật và cả lịch sử (đối với tương lai) cần được đặt lên hàng đầu thay cho các tiêu chí về “tính phù hợp”, cần phải có những chuyên gia trong lĩnh vực “săn lùng” tác phẩm tiêu biểu, đào tạo xây dựng một đội ngũ các Curator (quản lý tổ chức triển lãm) chuyên nghiệp để có thể thiết lập được những chương trình đưa nghệ thuật đương đại đến với cộng đồng, chứ không phải là một thứ xa xỉ phẩm xa lạ với đời sống” - một họa sĩ bày tỏ quan điểm.
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá: “Bản thân nghệ thuật hiện nay trong cái biểu hiện tràn lan của nó đã làm cho đời sống văn hóa nghệ thuật ngày càng thú vị.
Tôi tin rằng sự ra đời của Trung tâm Nghệ thuật đương đại sẽ góp phần làm lành sạch hơn đời sống mỹ thuật đương đại, củng cố niềm hy vọng cho những người sáng tác, đặc biệt là với những người trẻ tuổi. Tôi hy vọng Trung tâm sẽ ngày càng phát triển, góp phần làm nên một thập kỷ mang tính bản lề, làm xoay chuyển sang một trang mới cho mỹ thuật đương đại Việt Nam.”
Việc xây dựng một Bảo tàng Nghệ thuật đương đại sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nghệ thuật hôm nay ở Việt Nam theo chiều hướng chuyên nghiệp chứ không phải là sự tự phát hay manh mún.
Tuy nhiên, việc xây dựng này không phải ngày một ngày hai, mà trước tiên phải tạo được những tiền đề cơ bản cho một sự phát triển đồng bộ.
Trung tâm Nghệ thuật đương đại mới được thành lập ngay trong lòng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chính là tiền đề để giấc mơ các di sản nghệ thuật đương đại được sống trong bảo tàng sẽ trở thành hiện thực./.
HT (Vietnam+)