Hiện là thời điểm “chín muồi” để các nhà sản xuất chip bán dẫn thu lời

Khi ôtô ngày càng trở nên kết nối hơn và dựa trên phần mềm, các hãng sản xuất chip bán dẫn sẵn sàng đóng vai trò của những người bán công cụ và các thiết bị khác cho “cơn sốt vàng” này.
Intel xây dựng nhà máy bán dẫn mới trị giá 20 tỷ USD tại thành phố New Albany, bang Ohio, Mỹ. (Nguồn: newalbanyohio.org)

Ngành công nghiệp bán dẫn ngày càng gia tăng sức ảnh hưởng khi gia tăng các thiết bị điện tử với đòi hỏi về một nguồn cung cấp chất bán dẫn khổng lồ.

Điều này một lần nữa được phản ánh qua việc hãng công nghệ Intel chọn thành phố New Albany, bang Ohio, Mỹ, để xây dựng nhà máy bán dẫn mới trị giá 20 tỷ USD, dù cũng có ít nhiều liên quan đến ưu đãi thuế và các chính sách tài chính khác.

Mới đây, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo tiếp tục kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua kế hoạch 52 tỷ USD để thúc đẩy sản xuất chip ở nước này, hiện được coi là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong khi nhiều ngành phụ thuộc vào chất bán dẫn, sức mạnh mới của ngành này đặc biết đáng chú ý khi nói tới ôtô.

Khi tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng tiếp tục tiếp diễn, các công ty sản xuất chip sẽ ngày càng có ưu thế trước các hãng sản xuất ôtô, kết hợp với sự cạnh tranh từ những đối thủ mới như hãng sản xuất ôtô điện Tesla, và cuối cùng sẽ buộc các hãng sản xuất ôtô phải áp dụng tư duy đổi mới hơn về điện toán tích hợp.

Khi ôtô ngày càng trở nên kết nối hơn và dựa trên phần mềm, các hãng sản xuất chip bán dẫn sẵn sàng đóng vai trò của những người bán công cụ và các thiết bị khác cho “cơn sốt vàng,” với bất cứ hãng sản xuất chip nào cũng sẽ thu được lợi nhuận từ bất cứ loại ôtô nào của các hãng sản xuất ôtô truyền thống hay đối thủ mới đến như Tesla, hoặc các công ty (thống trị) trong tương lai như Apple.

Các công ty bán dẫn có thể và nên tận dụng thời điểm này không chỉ để tăng trưởng mà còn cho sự đổi mới, cũng như các hãng sản xuất ôtô truyền thông hoặc tương lai phải tập trung nhiều hơn vào vai trò của phần mềm tích hợp và cuối cùng có thể bị “cám dỗ” mà tự tham gia vào không gian chip. Qua đó tạo động lực phát triển cho ngành chip bán dẫn.

Sản xuất chất bán dẫn, còn được gọi chip, trở thành một ưu tiên chiến lược tại châu Âu và Mỹ, sau cú sốc gián đoạn nguồn cung do đại dịch COVID-19.

Trong thời gian dài, các hãng sản xuất ôtô “thất bại” trong việc áp dụng cách tiếp cận đủ sáng tạo đối với máy tính tích hợp trên ôtô.

Thực tế, phần lớn các hãng vẫn dựa trên những con chip kiểu cũ, vốn là một trong những loại chip gặp tình trạng khan hiếm nhất.

[Châu Âu muốn tăng gấp đôi thị phần sản xuất chip điện tử]

Những con chip cũ thiếu tính linh hoạt của đa nhiệm và có tính năng đơn lẻ với mỗi bộ phận của ôtô, từ phanh đến tay lái trợ lực, điều này đồng nghĩa với việc không thể nâng cấp phần cứng thông qua phần mềm.

Trong khi đó, các ôtô ngày càng trở nên hiện đại hơn, được kết nối và đổi mới hơn. Điều này đồng nghĩa với việc các xe ôtô cần sử dụng những con chip nhỏ hơn và hiện đại hơn, và có khả năng đa nhiệm.

Đây là điều mà hãng ôtô điện Tesla là ví dụ điển hình nhất cho quan điểm rằng tất cả phần cứng phải có thể nâng cấp ở cấp độ phần mềm.

Quan điểm của Tesla là coi phần bên trong của chiếc ôtô như một chiếc máy tính xách tay, dễ dàng nâng cấp thông qua các bản cập nhật phần mềm và có khả năng phát triển và đa nhiệm.

Điều này trái ngược với hầu hết các mẫu ôtô của hãng khác khi coi phần bên trong của chiếc xe có thể so sánh với bộ điều khiển nhiệt “câm,” khi thực hiện một công việc phải làm và không thể dễ dàng nâng cấp hay sử dụng cho nhiều nhiệm vụ. Vấn đề nằm chính ở chỗ Tesla sử dụng các con chip tiên tiến hơn.

Các công ty sản xuất chip trong nhiều năm mong muốn nhiều hãng sản xuất ôtô sẽ có nhu cầu đối với chip như hãng Tesla, nhưng các hãng ôtô đã từ chối và không mong muốn phải chứng minh và thử nghiệm các chip mới về độ an toàn khi các chip cũ vẫn hoạt động tốt.

Điều này buộc các hãng sản xuất chip tiếp tục sản xuất và cung cấp các con lỗi thời cho nhiều hãng sản xuất ôtô.

Tuy nhiên, các hãng sản xuất chip đang thay đổi cách tiếp cận và ít có hãng sản xuất chip còn muốn tiếp tục sản xuất những con chip đã lỗi thời vốn không thể sử dụng bên ngoài ngành ôtô. Điều này trái ngược với các con chip hiện đại hơn, vốn có thể sử dụng thay thế dùng lẫn trong các ngành ôtô, máy chơi trò chơi điện tử và điện thoại di động.

Nếu các công ty sản xuất chip có thể ngừng việc dành nguồn lực cho các chip ôtô kiểu cũ, thì họ sẽ ở vị trí cần đổi mới hơn nữa. Thực tế, nhiều hãng sản xuất chip có dấu hiệu cho thấy điều này khi họ nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với phương tiện đi lại được kết nối và đổi mới, cụ thể là ôtô điện.

Tuy vậy, các hãng sản xuất chip cũng sẽ gặp phải rủi ro với chính các hãng sản xuất ôtô. Ngành công nghiệp ôtô là một trong những ngành hàng đầu trong việc ký hợp đồng phụ sản xuất các bộ phận linh kiện cho bên thứ ba, và có thể một ngày các hãng sản xuất ôtô “thức dậy” và quyết định kéo thêm nhiều quyền sở hữu vào trong chính hãng?

Điều này được minh chứng với ví dụ gã khổng lồ Amazon (Mỹ), khi chuyển mình từ khởi đầu bán sách trong một gara cách đây 20 năm sang xây dựng các chip của riêng mình để dùng cho máy học.

Mức độ tin cậy giữa các hãng sản xuất ôtô với hãng cung cấp chip xuất hiện trong thời kỳ đại dịch COVID-19, do các đơn hàng bị hủy và trễ đơn đặt hàng có thể ngày càng gia tăng.

Điều này có thể khiến nhiều hãng sản xuất ôtô có lý do để cố gắng tự sản xuất và đang bắt đầu xảy ra với việc hãng sản xuất ôtô Hàn Quốc Hyundai Motor gần đây cho biết kế hoạch sản xuất chip.

Ngành chip bán dẫn là một ngành công nghiệp với xu hướng thiết lập để nâng cao toàn ngành, và người chiến thắng sẽ là các hãng sản xuất có năng lực.

Việc hãng Nvidia mới đây từ bỏ kế hoạch mua lại công ty ARM, bởi khả năng thành lập một gã khổng lồ gặp phải sự phản đối bởi cơ quan quản lý, là một đầu mối cho thấy tương lai của chất bán dẫn sẽ không thuộc về một vài công ty lớn. Mà thay vào đó, ngành này sẽ có một loạt các hãng sản xuất lâu năm cùng với những "người mới" tham dự./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục