Các nhà khoa học thế giới đang ngày càng lo ngại về tình trạng băng tan nhanh ở Bắc Cực, đặc biệt là hiện tượng vùng đất vốn được gọi là vùng đóng băng vĩnh cửu nhưng thực tế lại bắt đầu tan và sẽ thải vào không khí một khối lượng lớn khí CO2.
Vùng đất đóng băng thường xuyên này bao phủ Bắc Cực và những vùng lân cận như Siberia (Nga), Bắc Mỹ (Alaska, Canada), Bắc Âu... và chiếm hơn 1/5 diện tích đất Bắc bán cầu. Đất ở đây trên bề mặt là rừng cây nhưng ở dưới đóng băng quanh năm, với nhiệt độ không quá 0°C.
Lớp đất đóng băng này chứa rất nhiều xác động vật, thực vật, đặc biệt là các vùng nước đọng. Lớp băng có độ dày khác nhau, ví dụ như 750m vùng cực Bắc Canada, từ 600 đến 1.000m ở Siberia. Và tại những nơi người ta gọi là bề mặt biến động, nghĩa là có thể tan trong mùa Hè, thì sâu bên dưới vẫn còn một lớp băng dày không tan.
Lượng CO2 trong tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu này lớn gấp đôi mức trong khí quyển. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học BioScience, năm 2008 tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu chứa tới 1.672 tỷ tấn cacbon, cao gấp đôi lượng CO2 trong khí quyển. Do đó, cũng dễ tưởng tượng hậu quả khi mà Permafrost tan dần.
Cho đến giờ, tầng lớp này là nơi chôn vùi carbon, nhưng theo bài báo trên BioScience, đến cuối thế kỷ này, nhiệt độ ở vùng Bắc Cực có thể lên 8 độ C. Do đó, theo các nhà khoa học, đây sẽ là nguồn thải khí CO2 chính khi lớp trên cùng của tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực tan chảy.
Các nhà khoa học hiện nay đã ghi nhận hiện tượng tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu tan ra ở nhiều nơi, mà dấu hiệu rõ nhất là những hố sụt trên mặt đất tại Siberia, Alaska, hoặc tại những nơi có rừng.
Hậu quả được thấy dưới dạng mà họ gọi là “rừng say”, nghĩa là cây nghiêng ngả ở những góc độ kỳ lạ, hay là đường sá tại một số nơi đã bị sụp do băng tan bên dưới làm đất lún.
Một hậu quả đáng ngại khác trực tiếp hơn nữa đối với con người khi bên trên vùng đất đóng băng có nhà cửa. Thông thường lớp trên mặt tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu là rừng: rừng thông, rừng tùng taiga của Nga đều nằm trên vùng đóng băng thường xuyên này. Thế nhưng cũng có những nơi có nhà cửa, thành phố, như thành phố Iakoutsk ở Nga. Bên dưới thành phố là một lớp đất đá đóng băng dày 300m.
Một số người lo rằng viễn ảnh nhà xiêu cửa vẹo, thành phố sụp đổ, sẽ trở thành một thực tế trong tương lai, khi mà, theo ước tính của giới khoa học, lớp trên cùng của tầng đất đóng băng vĩnh cửu sẽ tan hơn 50% diện tích vào năm 2050 và đến 90% vào cuối thế kỷ, tức vào năm 2100.
Tuy nhiên, hiện nay giới nghiên cứu khoa học cũng tìm cách trấn an khi nêu lên hệ quả tích cực của việc lớp đóng băng vĩnh cửu tan, những chất hữu cơ bị giam trong băng, nếu thải ra khí CO2 thì mặt khác cũng sẽ nuôi dưỡng rừng, hấp thụ ngược lại CO2./.
Vùng đất đóng băng thường xuyên này bao phủ Bắc Cực và những vùng lân cận như Siberia (Nga), Bắc Mỹ (Alaska, Canada), Bắc Âu... và chiếm hơn 1/5 diện tích đất Bắc bán cầu. Đất ở đây trên bề mặt là rừng cây nhưng ở dưới đóng băng quanh năm, với nhiệt độ không quá 0°C.
Lớp đất đóng băng này chứa rất nhiều xác động vật, thực vật, đặc biệt là các vùng nước đọng. Lớp băng có độ dày khác nhau, ví dụ như 750m vùng cực Bắc Canada, từ 600 đến 1.000m ở Siberia. Và tại những nơi người ta gọi là bề mặt biến động, nghĩa là có thể tan trong mùa Hè, thì sâu bên dưới vẫn còn một lớp băng dày không tan.
Lượng CO2 trong tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu này lớn gấp đôi mức trong khí quyển. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học BioScience, năm 2008 tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu chứa tới 1.672 tỷ tấn cacbon, cao gấp đôi lượng CO2 trong khí quyển. Do đó, cũng dễ tưởng tượng hậu quả khi mà Permafrost tan dần.
Cho đến giờ, tầng lớp này là nơi chôn vùi carbon, nhưng theo bài báo trên BioScience, đến cuối thế kỷ này, nhiệt độ ở vùng Bắc Cực có thể lên 8 độ C. Do đó, theo các nhà khoa học, đây sẽ là nguồn thải khí CO2 chính khi lớp trên cùng của tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực tan chảy.
Các nhà khoa học hiện nay đã ghi nhận hiện tượng tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu tan ra ở nhiều nơi, mà dấu hiệu rõ nhất là những hố sụt trên mặt đất tại Siberia, Alaska, hoặc tại những nơi có rừng.
Hậu quả được thấy dưới dạng mà họ gọi là “rừng say”, nghĩa là cây nghiêng ngả ở những góc độ kỳ lạ, hay là đường sá tại một số nơi đã bị sụp do băng tan bên dưới làm đất lún.
Một hậu quả đáng ngại khác trực tiếp hơn nữa đối với con người khi bên trên vùng đất đóng băng có nhà cửa. Thông thường lớp trên mặt tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu là rừng: rừng thông, rừng tùng taiga của Nga đều nằm trên vùng đóng băng thường xuyên này. Thế nhưng cũng có những nơi có nhà cửa, thành phố, như thành phố Iakoutsk ở Nga. Bên dưới thành phố là một lớp đất đá đóng băng dày 300m.
Một số người lo rằng viễn ảnh nhà xiêu cửa vẹo, thành phố sụp đổ, sẽ trở thành một thực tế trong tương lai, khi mà, theo ước tính của giới khoa học, lớp trên cùng của tầng đất đóng băng vĩnh cửu sẽ tan hơn 50% diện tích vào năm 2050 và đến 90% vào cuối thế kỷ, tức vào năm 2100.
Tuy nhiên, hiện nay giới nghiên cứu khoa học cũng tìm cách trấn an khi nêu lên hệ quả tích cực của việc lớp đóng băng vĩnh cửu tan, những chất hữu cơ bị giam trong băng, nếu thải ra khí CO2 thì mặt khác cũng sẽ nuôi dưỡng rừng, hấp thụ ngược lại CO2./.
(TTXVN/Vietnam+)